Bí mật chiến lược địa chính trị của Nga ở Syria

Sự kiện không quân Nga không kích yểm trợ FSA (Quân đội tự do Syria) là một tình huống bất ngờ đối với nhiều người, nhưng theo các chuyên gia địa chính trị, đây không phải là một chuyển hướng chiến lược, mà chỉ là bước tiếp theo của chiến lược mà điện Kremlin đặt ra trong việc giải quyết vấn đề Syria.
Nga đã có sự điều chỉnh trong bước đi tiếp theo tại Syria và Trung Đông
Nga đã có sự điều chỉnh trong bước đi tiếp theo tại Syria và Trung Đông

Nhà phân tích địa chính trị độc lập Alexander Zapolskis trên Politpuzzle đưa ra những nhận xét về bước thay đổi đối tượng yểm hộ trên chiến trường Syria trong bài viết 'chiến lược của nước Nga ở Syria".

Tình hình Trung Đông với sự gia tăng đến cấp độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia đã buộc Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trực tiếp can thiệp vào chiến trường Syria, sử dụng lực lượng không quân tấn công vào các tổ chức khủng bố quốc tế như IS và Al- Qaeda chi nhánh Syria.

Chiến trường Syria có những đặc điểm riêng biệt, khác hoàn toàn với những chiến trường khác mà mà quân đội Nga chiến đấu như Afghanistan, Chechnya, Gruzia. 

Trên lãnh thổ Syria có hàng trăm các tổ chức khác nhau tìm mọi cách tiêu diệt nhà nước Syria, phá hoại chủ quyền và sự toàn vẹn của Syria, được sự hậu thuẫn của rất nhiều các thế lực ở các nước láng giềng với mục đích lật đổ chính quyền ông Al- Assad hoặc tìm kiếm những lợi ích địa chính trị cho riêng mình.  

Ngay cả các lực lượng chống khủng bố quốc tế ở Syria cũng có rất nhiều: lực lượng Palestine, Iran, Hezbollah, bán vũ trang Iraq, các tổ chức vũ trang địa phương, quân đội Syria. Những lực lượng này cũng không nằm trong một hệ thống tổ chức chỉ huy thống nhất mà hoạt động theo các định hướng chiến thuật riêng hoặc thuần túy theo mô hình chiến tranh du kích.

Quân đội Syria cũng như người dân, hệ tư tưởng chính trị tôn giáo đan xen lẫn nhau, lấy tư tưởng tôn giáo làm nền tảng, tinh thần bảo vệ Tổ quốc rất cao nhưng chưa gắn kết thành một mặt trận thống nhất lấy lực lượng vũ trang Syria làm nòng cốt để chiến đấu tiêu diệt các tổ chức khủng bố quốc tế.

Tất cả nhưng đặc điểm này đã khiến các tổ chức khủng bố quốc tế có thể dùng sự cưỡng bức về tư tưởng cũng như biện minh cho các thủ đoạn tàn nhẫn để khống chế kiểm soát các khu vực chúng quản lý, cơ đông di chuyển khắp đất nước Syria, khiến cuộc chiến trở nên phức tạp và khó có điều kiện thực hiện các chiến dịch dứt điểm nhằm thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường.

 Trước những đặc điểm phức tạp của một chiến trường đan xen, lẫn lộn giữa ta và địch, đối phương có thể ở bất cứ nơi nào và không có tổn thất nào về sinh lực hoặc phương tiện chiến tranh có thể đánh quỵ khả năng chống trả của chúng. Giải pháp hữu hiệu tiếp theo mà Nga và chính quyền Syria buộc phải thực hiện, đó là hòa giải và phân hóa kẻ thù.

Tình huống chiến trường Syria không đưa đến một tình trạng rõ ràng “Ai thắng ai” quân đội ông Assad hay phe đối lập và ngược lại. Phương Tây vì một nhóm lợi ích cũng không làm rõ vấn đề này, họ chỉ khơi dậy một sự hỗn loạn và sử dụng sự hỗn loạn đó, như ở Iraq, Libya, Serbia Ukraine...

Như vậy, cuộc chiến tranh ở Syria bao gồm không phải một mà là nhiều vấn đề song song cùng tồn tại, trong đó vấn đề quan trọng nhất cần phải nhận thấy sau hai tháng không kích của quân đội Nga là các nhóm đối kháng buộc phải tìm cách thỏa thuận với nhau. Không có một sức mạnh định hướng, tình huống của Lybia đang đi vào ngõ cụt của sự hỗn loạn vĩnh viến.

Chính vì vậy, điện Kremlin nhận định, một chiến lược có thể giành thắng lợi là một số các lực lượng chính trị có mâu thuẫn đối kháng, nhưng có chung một mục đích chống khủng bố, cần phài ngừng bắn và chuyển hướng đấu tranh sang lĩnh vực chính trị, tìm kiếm một tiến trình đàm phán, hình thành một hệ thống các giá trị mà trong khuôn khổ đó có thể đạt được những thỏa thuận vững chắc, xây dựng một xã hội hòa bình trong khuôn khổ tuân thủ những quy định được đồng thuật từ những thỏa thuận đó.

Chiến lược này chỉ có thể thành công trong trường hợp, các lực lượng chính trị có vũ trang này, thực sự mong muốn tìm kiếm một thỏa hiệp và có thể thỏa thuận, chứ không phải sử dụng các cuộc đàm phán để khủng bố công khai theo kiểu mafia: “hoặc là cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi muốn: chính quyền, quân đội, sự công nhận...hoặc chúng tôi sẽ không tham gia đàm phán, mọi điều cần chúng tôi sẽ giành lấy bằng vũ lực...”. 

Chính xác hơn là, nếu trên bàn đàm phán phải các lực lượng chính trị địa phương có sức mạnh thật sự và hiệu quả của đàm phán được xác định rõ là những kẻ không muốn đàm phán hoặc những kẻ trục lợi bằng đàm phán phài ra đi khỏi Syria vĩnh viễn.

Phi công Nga tham gia hiến dịch quân sự tại Syria và cảnh máy bay Nga ném bom các mục tiêu khủng bố
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria và cảnh máy bay Nga ném bom các mục tiêu khủng bố

Nga không đơn thuần ủng hộ chính quyền của ông Al-Assad mà đang từng bước hiện thực hóa chiến lược này. Những hoạt động chuẩn bị cho tiến trình đàm phán giữa các lực lượng đối lập Syria đang diễn ra, những tổ chức muốn và sẽ tuân thủ theo kết quả đàm phán được không quân Nga ủng hộ và yểm trợ trong cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố.

Các lực lượng quyết liệt chống đối như Turkman ‘lữ đoàn duyên hải số 1” hoặc những đồng minh của Al – Nusra sẽ phải nằm trong số các mục tiêu bị tiêu diệt.Trong khi khả năng hợp tác với FSA đã được nhắc tới trong một cuộc hội đàm giữa tổng thống Putin và tổng thống Pháp Francois Hollande trước đó.

Quân đội Syria đánh địch ở chiến trường tỉnh Hama

Vấn đề ủng hộ các lực lượng chống khủng bố được phân định rõ ràng theo cấp độ về cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng cũng như tầm ảnh hưởng. Quân đội chính quyền Syria, đại diện của một chính quyền có chủ quyền được hỗ trợ về vũ khí trang bị, cơ sở hậu cần kỹ thuật, đạn dược và các vật chất cần thiết cho chiến tranh. Các lực lượng đối lập chống khủng bố được hỗ trợ về hỏa lực yểm trợ đường không theo yêu cầu.

Đây là một ranh giới rõ ràng và rạch ròi được vạch ra trong hệ thống các giá trị. Trong khuôn khổ của hệ thống các giá trị đó, các đảng phái chính trị sẽ tiến hành các cuộc đàm phán cho tương lai của đất nước. Dù kết quả của các cuộc đàm phán như thế nào, tiến trình đàm phán kéo dài ra sao, nhưng kết thúc cuối cùng, Syria vẫn là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo phát triển dân chủ.

Đây cũng là những mục tiêu mà liên minh quân sự chống IS do Mỹ đừng đầu đặt ra, chỉ có khác một điểm duy nhất. Trước đây Mỹ và phương Tây đòi hỏi phải lật đổ ông Assad để đạt được mục đích địa chính trị. 

Nhưng trong tình huống hiện nay, IS và Al-Nusra thực sự đã đe dọa chính phương Tây, bắt đầu từ EU, điều mà Mỹ đang nhận thấy là IS bắt đầu khống chế Lybia và nếu không có đối sách hợp lý và kịp thời để đối phó, chắc không lâu nữa Lybia sẽ nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của “Nhà nước Hồi giáo’.

Một thực tế bắt buộc, phương Tây phải lựa chọn một loạt các nhóm đối lập, trong đó có FSA làm đại diện ảnh hưởng của mình. Và có thể đây là một bước đi khôn ngoan mới của Nga để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong bất cứ cuộc đàm phán nào về tương lai Syria.

Theo QPAN