Khối lượng kim ngạch thương mại Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vượt quá $ 31 tỷ đồng. Nga đứng thứ hai (sau Đức) trong mười đối tác thương mại nước ngoài hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara cũng từng là một - trong mười nước có quan hệ kinh tế hàng đầu quan trọng nhất đối với Moscow.
Nga chủ yếu xuất khẩu dầu mỏ sang Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm khoảng 70% khối lượng xuất khẩu cho Ankara, số lượng còn lại là xe ô tô, trang thiết bị, các sản phẩm hóa chất. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với cả hai bên là dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Tương lai của dự án này đang phụ thuộc vào thỏa thuận liên chính phủ, nhưng không thể nào ký kết được do ở Thổ Nhĩ Kỳ không có một chính phủ cố định. Dự án cuối cùng cũng trở thành một dấu hỏi lớn, mặc dù Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng không có gì phải lo ngại cho tương lai năng lượng của hai nước.
Ankara là nhà nhập khẩu thứ hai của Nga về nguyên liệu thô sau Liên minh Châu Âu. Năm 2014 Thổ Nhĩ Kỳ nhập 27 triệu m3 nhiên liệu. Sau sự cố ngày hôm qua tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế nguồn cung cấp, Gazprom sẽ mất hàng tỷ USD.
Nhưng các chuyên gia cho rằng, không cung cấp nhiên liệu cho Thổ Nhĩ Kỳ có tổn thất, nhưng không nguy hiểm. Nguôn cung cấp của Nga chiếm 50 % khối lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, do đó không biết rõ lưỡi dao đang nằm trong tay ai.
Một dự án khác trong lĩnh vực năng lượng, đó là nhà máy điện nguyên tử ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ có trị giá khoảng 20 tỷ USD. Nếu công trình này loại bỏ Nga, Rosatom sẽ mất khoảng 3 tỷ USD, Ankara sẽ mất rất nhiều việc làm và tiền thuế chưa tính đến việc phải tìm đối tác khác với giá thành khác.
Trên lĩnh vực tiêu dùng, Ankara gia tăng xuất khẩu vào Nga rau củ quả. Chỉ riêng từ tháng Một đến tháng Năm, khối lượng nhập khẩu đã hơn 560 nghìn tấn. Ngoài ra còn có thịt, sữa và chế phẩm sữa, cá và trừng đổi hàng với lương thực Nga. Crimea cũng nhập khẩu thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoạt động hợp tác đầu tư cũng sẽ bị giáng một đòn nặng. Năm 2013 Nga đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 950 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư ngược lại khoảng 520 triệu USD. Nga đã mua cổ phần của các tập đoàn kinh tế như "Sberbank» Denizbank, việc mua các trạm cung cấp xăng cho xe ô tô Lukoil "Akpet" cổ phần tập đoàn lưới điện quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ "Inter RAO UES".
Thiệt hại đáng kể tiếp theo là Du lịch. Thổ Nhĩ Kỳ rất lâu rồi vẫn giữ vị trí quán quân về khai thác du lịch. Năm ngoái có khoảng 3,5 đến 4,5 triệu lượt khách du lịch. Một phần Thổ Nhĩ Kỳ rất có lợi là sau khi có vụ khủng bố ở Sinai, tất cả khách Nga đều chuyển về nghỉ ngơi ở Thổ Nhĩ Kỳ - đại đa số là những người có kỳ nghỉ rơi vào thời điểm có thể bị hủy bỏ.
Các chuyên gia cho rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần mất ¼ khách Nga, quốc gia này sẽ mất khoảng 4, 5 tỷ USD. Đó mới là vấn đề đau đầu của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.