Hãng tin Yonhap Hàn Quốc gần đây cho rằng khi đặt trụ sở ở trung tâm thành phố Seoul vào hơn 60 năm trước, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc trong thời kỳ cao trào của Chiến tranh Lạnh đối mặt với hiện thực khắc nghiệt: Hàn Quốc cho rằng bản thân chịu rủi ro an ninh rất cao.
Tuy nhiên, hiện nay người đồng minh này không hề yếu kém gì. Hiện tại, Hàn Quốc có quân đội được trang bị tốt, chế độ chính trị tràn đầy sức sống và mạng lưới ngoại giao rộng lớn, chưa nói đến sự giàu có về kinh tế. Lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đang duy trì 28.500 binh sĩ dựa trên những giàu có này.
Cùng với bầu không khí mới thực hiện hòa bình bán đảo Triều Tiên, sự chuyển biến này đã mang lại cơ hội "tạm nghỉ" cho lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc để tìm kiếm sự chuyển đổi về tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn. Tầm nhìn này có thể sẽ vượt qua nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.
Trong bối cảnh này, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc gần đây chuyển trụ sở đến doanh trại Humphreys, thành phố Pyeongtaek, Hàn Quốc. Doanh trại này là căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất của quân đội Mỹ, nằm cách Seoul khoảng 70 km về phía nam.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Ảnh: Cankao.
|
Giáo sư Park Won-gon, chuyên gia vấn đề an ninh của Đại học Handong cho rằng: "Sau khi di dời, về chiến lược, lực lượng quân Mỹ tại Hàn Quốc sẽ phát huy vai trò giữ ổn định ở Đông Bắc Á... Pyeongtaek nằm ở một điểm then chốt, một khi nổ ra xung đột khu vực, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc có thể điều động lực lượng có hiệu quả hơn". "Nói một cách chính xác hơn, Pyeongtaek có thể trở thành căn cứ tập kết, chỉnh đốn để quân đội Mỹ ứng phó với sự bất ổn lan rộng ở Đông Bắc Á".
Trước khi di dời lần này, những tiến triển của bán đảo Triều Tiên trong vấn đề phi hạt nhân hóa và hòa giải hòa bình đã gây suy đoán về khả năng thay đổi vai trò, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục điều chỉnh cơ cấu lực lượng, thực hiện cơ chế luân phiên lực lượng tác chiến, tăng cường khả năng cơ động linh hoạt, có thể thích ứng với mọi môi trường tác chiến.
Trợ lý giáo sư Michael Raska, Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng: "Nhiều năm qua, quân đội Mỹ và Hàn Quốc luôn thảo luận khái niệm 'tính linh hoạt chiến lược' để hỗ trợ cho vai trò, nhiệm vụ và năng lực mới, từ đó đáp ứng môi trường tác chiến tầm xa rộng lớn hơn, nhiều chức năng hơn, bao gồm các sự kiện bất ngờ ở khu vực ngoài bán đảo Triều Tiên".
Nhưng Michael Raska cho rằng mối đe dọa hiện nay đã loại trừ, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc có thể lập tức mở rộng tầm nhìn ra khu vực ngoài bán đảo Triều Tiên thì còn "quá sớm".
Michael Raska chỉ ra: "Bởi vì, hiện nay, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và quân đội Hàn Quốc rất có thể sẽ chú trọng năng lực chủ yếu để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ răn đe và phòng thủ. Tuy nhiên, về lâu dài, Mỹ có thể sẽ điều chỉnh chiến lược, chú trọng hơn tới điều động lực lượng đối phó Trung Quốc và Nga ở Đông Á".
Thực ra, quân đội Mỹ vẫn đối mặt với rủi ro ở khu vực bán đảo Triều Tiên. Tư lệnh quân Mỹ tại Hàn Quốc, thượng tướng Vincent Brooks là một trong những người trước tiên nhận thức được mối đe dọa này.
Tại một diễn đàn gần đây, Vincent Brooks nói: "Chúng ta không nên né tránh sự thực này: Tình hình hiện thực (khu vực bán đảo Triều Tiên) chưa thay đổi".
Tướng Vincent Brooks cho biết thêm: "Chúng ta còn chưa nhìn thấy hệ thống tên lửa và vũ khí hạt nhân bị tiêu hủy. Chúng ta còn chưa nhìn thấy cắt giảm quy mô quân đội. Chúng ta chưa nhìn thấy lực lượng triển khai quay lại nơi đóng quân. Vì vậy, tình hình thực tế chưa thay đổi".
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Ảnh: Cankao.
|
Mỹ tận dụng lý do phát huy vai trò khu vực của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, có thể dựa vào hiệp ước liên minh đạt được với Seoul vào năm 1953. Phạm vi phòng thủ tập thể của họ mở rộng đến khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn và lãnh thổ mà họ quản lý, kiểm soát.
"Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và quân đội Hàn Quốc đã cân nhắc tới nhiệm vụ rộng lớn hơn, có thể ngày càng quan tâm hơn tới các hành động nhằm khẳng định ủng hộ lợi ích và quan niệm giá trị chung ở ngoài khu vực bán đảo Triều Tiên, bao gồm khu vực Biển Đông và một phần khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" - Patrick Cronin, chủ nhiệm chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh Mỹ mới nói.
Patrick Cronin cho biết thêm: "Ủng hộ nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao, chứ không phải uy hiếp hoặc đơn phương thay đổi hiện trạng, sẽ để Seoul gia nhập vào hành động chung với các nước khác".
Patrick Cronin còn chỉ ra, trong quá trình củng cố hòa bình lâu dài của bán đảo Triều Tiên, lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cần phát huy một loạt vai trò, chẳng hạn giám sát quá trình phi hạt nhân hóa và ứng phó với vai trò ảnh hưởng ngoại giao "không được hoan nghênh".
Tuy nhiên, xét tới quan hệ Trung - Mỹ hiện nay, vai trò không ngừng mở rộng của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc có thể sẽ làm cho Seoul ở tình cảnh rất gay go. "Tính chất của trụ sở Pyeongtaek có thể tùy thuộc vào sự tiến triển của quan hệ Trung - Mỹ" - Giáo sư chính trị học quốc tế Kim Tae-hyung, Đại học Chung-Ang Hàn Quốc nói.