Đừng chủ quan khi ngộ độc thực phẩm

VietTimes -- Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo, ôi, thiu hoặc bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân

Đâu là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Nguyên nhân chính gây ra ngộ độ thực phẩm là do các loại vi khuẩn như E. Coli, Salmonella, Listeria. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tại Mỹ, mỗi năm vi khuẩn Salmonella gây ra 1,2 triệu ca ngộ độc thực phẩm, khiến 23.000 ca nhập viện và 450 trường hợp tử vong.

 

Ngoài ra còn có 2 loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm ít được biết đến là Campylobacter và Clostiridium botulinum (botulism).

Đáng chú ý, tại Mỹ, norovirus đã gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Không chỉ vậy, virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua thực phẩm.

Bên cạnh đó, ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Ký sinh trùng gây ngộ độc phổ biến nhất là Toxoplasma.

Triệu chứng

Khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể bạn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào nguồn lây nhiễm. Thời gian xuất hiện triệu chứng là từ 1 giờ đến 28 ngày.

 

Triệu chứng đầu tiên bạn có thể gặp phải là tiêu chảy. Tiêu chảy có thể khiến bạn nôn mửa, sốt nhẹ, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng. Nếu bạn sốt cao, tiêu chảy liên tục trong 3 ngày, trong nước tiểu có máu thì tính mạng của bạn đang bị đe dọa.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm do hệ thống miễn dịch yếu. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Biến chứng

Mất nước là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của ngộ độc thực phẩm. Biến chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria có thể dẫn đến sảy thai trong thời kỳ đầu mang thai, và trong thai kỳ sau đó, nó có thể dẫn đến sinh non và thai chết lưu.

 

Các chủng vi khuẩn E.coli có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng được gọi là hội chứng urê huyết tán huyết, gây tổn thương niêm mạc của các mạch máu nhỏ trong thận gây suy thận. Người lớn tuổi, những người có khả năng miễn dịch yếu và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc biến chứng này.

Chẩn đoán

 

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm được thực hiện dựa trên tiền sử chi tiết của từng cá nhân, các triệu chứng và thực phẩm đã ăn. Từ đó, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Xét nghiệm nước tiểu cũng được thực hiện để xem liệu một cá nhân có bị mất nước do ngộ độc thực phẩm hay không.

Điều trị

 

Ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị tại nhà và nó thường được giải quyết từ 3-5 ngày. Bạn nên uống nước điện giải để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể vì một phần bị mất do nôn hoặc tiêu chảy.

Bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn. Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria gây ra thì phải điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch khi nhập viện.

Nên và không nên ăn gì?

Một khu chợ
Một khu chợ 

Khi ngộ độc thực phẩm, bạn nên bổ sung thêm nhiều loại hoa quả, uống nước ép trái cây để bù nước; ăn cơm, bánh mì hoặc cháo trắng để dạ dày ổn định.

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn những thực phẩm cay, các sản phẩm từ sữa, tránh xa cà phê, rượu.

(Theo Bold Sky)