Đức, Pháp “tê liệt” vì làn sóng dịch COVID-19 thứ hai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Tổng thống Ph áp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra chỉ thị phong tỏa đất nước trong hôm 29/10, trong bối cảnh làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 đe dọa toàn châu Âu ngay trước thời điểm mùa Đông.
Pháp áp dụng lại lệnh phong tỏa toàn quốc do quan ngại về làn sóng dịch COVID-19 thứ hai (Ảnh: NYTimes)
Pháp áp dụng lại lệnh phong tỏa toàn quốc do quan ngại về làn sóng dịch COVID-19 thứ hai (Ảnh: NYTimes)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra chỉ thị phong tỏa đất nước trong hôm 29/10, trong bối cảnh làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 đe dọa toàn châu Âu ngay trước thời điểm mùa Đông.

“Virus đang lây lan với tốc độ mà ngay cả những dự báo bi quan nhất cũng không thể lột tả được” – Tổng thống Macron nói trong một bài phát biểu trên truyền hình – “Giống như tất cả các nước láng giềng, chúng ta bị nhấn chìm bởi sự tăng tốc bất ngờ của virus. Tôi đã quyết định chúng ta cần phải trở về với tình trạng phong tỏa để ngăn chặn virus”.

Theo các biện pháp mới mà Pháp đưa ra, có hiệu lực từ ngày 30/10, người dân được yêu cầu ở trong nhà chỉ ngoại trừ trường hợp đi mua hàng hóa thiết yếu, đi chữa bệnh hoặc tập thể thao 1 giờ/ngày. Họ sẽ được cho phép đi làm việc nếu ông chủ của họ không cho phép làm việc tại nhà. Các trường học vẫn sẽ mở cửa.

Cũng giống như thời điểm đen tối nhất vào mùa Xuân năm nay, bất cứ ai rời khỏi nhà sẽ phải mang theo tài liệu chứng minh họ được phép, và giấy tờ này sẽ được cảnh sát Pháp kiểm tra.

Trong khi đó, Đức tuyên bố sẽ đóng cửa các quán bar, nhà hàng và rạp hát từ ngày 2 đến 30/11 theo như thỏa thuận mà Thủ tướng Merkel và lãnh đạo các chính quyền khu vực đã đạt được. Trường học vẫn mở cửa, và các cửa hiệu được phép hoạt động một cách hạn chế.

“Chúng ta cần phải có hành động ngay lập tức” – bà Merkel nói – “Hiện tại, hệ thống y tế của chúng ta vẫn có thể đương đầu với thách thức này, nhưng với tốc độ lây lan như hiện nay chúng ta sẽ bị đẩy lên mức cực hạn trong vòng vài tuần lễ”.

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz, đăng tải trên Twitter: “Tháng 11 sẽ là tháng của sự thực. Số lượng ca nhiễm ngày càng tăng đang buộc chúng tôi phải áp dụng các biện pháp ứng phó cứng rắn nhằm ngăn chặn làn sóng dịch thứ hai”.

Được biết, Pháp hiện ghi nhận 36.000 ca nhiễm mới một ngày. Đức, vốn chịu ít ảnh hưởng hơn các nước láng giềng châu Âu, cũng ghi nhận mức tăng đáng kể số ca nhiễm mới.

Ở Mỹ, một làn sóng dịch COVID-19 mới cũng đang gây ra những cột mốc mới đáng sợ trong bối cảnh sắp tới ngày bầu cử Tổng thống. Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn liên tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch và không sẵn lòng hủy các sự kiện vận động tranh cử - nơi mà những người ủng hộ ông từ chối đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội.

Trong nỗ lực hạn chế tối thiểu tầm ảnh hưởng của lệnh phong tỏa mới đối với nền kinh tế, Đức tuyên bố sẽ chi 10 tỷ Euro (12 tỷ USD) để hỗ trợ một phần cho các công ty bị hạ thấp doanh thu. Italy cũng có kế hoạch chi hơn 5 tỷ Euro.

Một người dân đứng cạnh tấm biển hướng dẫn phòng chống COVID-19 ở Nuremberg, Đức (Ảnh: NBC)

Một người dân đứng cạnh tấm biển hướng dẫn phòng chống COVID-19 ở Nuremberg, Đức (Ảnh: NBC)

Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu luôn muốn tránh tầm ảnh hưởng đáng sợ của lệnh phong tỏa, nhưng tốc độ lây lan đáng sợ của virus corona chủng mới đang đe dọa nhiều quốc gia, từ Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nga, Ba Lan cho tới Bulgaria.

“Nếu chúng ta chờ đợi cho tới khi các đơn vị điều trị tích cực quá tải, sẽ là quá muộn” – Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói. Đức hiện đã phải tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đến từ nước láng giềng Hà Lan, quốc gia có hệ thống y tế đã quá tải.

Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova trong hôm thứ Tư vừa qua nói rằng có tới 90% tổng số trường bệnh ở 16 khu vực của nước này đã đầy, trong khi giới chức cảnh báo rằng ngay cả những hệ thống y tế tốt nhất như ở Pháp hay Thụy Sĩ cũng có thể bị đẩy lên mức tới hạn chỉ trong vòng nhiều ngày.

Hy vọng về các loại thuốc điều trị mới để ngăn chặn đà lây lan của COVID-19 đã sụp đổ, sau khi người đứng đầu lực lượng phát triển vaccine của Chính phủ Anh nói rằng một chủng vaccine hoàn toàn hiệu quả có thể sẽ không bao giờ xuất hiện, và rằng phiên bản ra mắt sớm nhất rất có khả năng là không hoàn hảo.

Những con số mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố mới đây cho thấy châu Âu ghi nhận 1,3 triệu ca nhiễm mới trong vòng 7 ngày qua, tức chiếm gần một nửa 2,9 triệu ca nhiễm mới trên toàn cầu, ngoài ra còn có 11.700 ca tử vong mới, tăng 37% so với tuần trước.

Tính đến nay, hơn 42 triệu ca nhiễm và 1,1 triệu ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận trên toàn thế giới.

Chính phủ các nước châu Âu hiện đang hứng chịu chỉ trích vì thiếu sự phối hợp và thất bại trong việc tận dụng đà giảm trong mùa Hè để tăng cường hàng phòng thủ, khiến các bệnh viện không kịp trở tay.

Kể từ cuối tuần trước, cảnh sát và người biểu tình đã liên tục đụng độ ở nhiều thành phố của Italy, từ Naples cho tới Turin. Các chủ nhà hàng và tổ chức doanh nghiệp liên tục chỉ trích chính quyền vì không ngăn chặn được tầm ảnh hưởng do COVID-19 mang lại.