Điều bí mật gì trong cuộc gặp của Henry Kissinger với tổng thống Nga Putin?

VietTimes-- Ngày 03.02.2016 Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger có chuyến viếng thăm chính thức Moscow và cuộc gặp thân mật với tổng thống Nga Putin tại nhà nghỉ ngoại ô ở Novo-Ogaryovo. Sự kiện này gây lên cuộc tranh luận nóng bỏng của các nhà quan sát chính trị thế giới. Kissinger đã đưa ra đề xuất gì với Putin?
Điều bí mật gì trong cuộc gặp của Henry Kissinger với tổng thống Nga Putin?

Người Việt Nam không quên cựu ngoại trưởng Mỹ, người nhận được giải Nobel hòa bình về Hiệp định Paris chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam.

Henry Kissinger là một trong những "Bison" của hệ thống chính trị Mỹ. Một trong những kẻ đã lên kế hoạch làm sụp đổ Liên Xô. Ông ta cũng là người đã rất nỗ lực trong nhiều năm để giằng Trung Quốc khỏi Liên Xô và làm suy yếu Liên bang Xô viết sau này.

Kissinger là người yêu nước Mỹ và là một trong những người được hệ thống chính trị Mỹ vinh danh trong chiến thắng của "Chiến tranh lạnh". Ngay cả sau khi rút lui khỏi vị trí, ông ta cũng không từ bỏ công việc suốt đời của mình. Ông ta tiếp tục đấu tranh với những tàn tích của Liên bang Xô Viết.

Bốn năm về trước, nhận đinh về “tiếng trống chiến tranh” đã vang vọng, Henry Kissinger phát biểu:

"Cuộc chiến trong tương lại gần là cuộc chiến vô cùng khốc liệt mà chỉ có một siêu cường có thể giành chiến thắng, đó là nước Mỹ. Đây cũng là lý do vì sao EU vội vàng hình thành một siêu cường, bởi vì họ dự đoán được những gì đang đến. Để tồn tại, châu Âu sẽ được thống nhất thành một nhà nước duy nhất. Sự cấp bách này cho thấy, châu Âu mong đợi điều gì từ Mỹ. Từ đống tro tàn, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội mới, sẽ có chỉ có một siêu cường, sẽ chỉ có một chính phủ toàn cầu chiến thắng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ có những loại vũ khí tốt nhất, không có ở những nước khác, và chúng ta sẽ cho thế giới thấy những loại vũ khí nói trên đúng thời điểm. " (Henry Kissinger, 01.2012).

20.01.2012, Henry Kissinger đã đến Moscow để đưa cho Vladimir Putin một tối hậu thư và “lời khuyên bạn bè", đừng tham gia cuộc bầu cử tổng thống ở Nga. Vì trong trường hợp ngược lại, Mỹ sẽ nghiền nước Nga thành bột: “nhiệm kỳ thứ 3 của Vladimir Putin, là chiến tranh, cuộc chiến mà nước Nga sẽ thất bại.

Vị khách quan trọng

Trải qua 4 năm, ngày 03.02.2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đón tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ tại nơi nhà nghỉ ngoại ô ở Novo-Ogaryovo. Tương tự những gì xảy ra trước đây, các cuộc hội đàm hoàn toàn bí mật. Một điều rõ ràng , cựu ngoại trường lừng danh 92 tuổi Henry Kissinger chỉ đến với những vấn đề rất quan trọng mà không thể  tin cậy được ai kể cả Victoria Nuland hay tổng thống Mỹ Barack Obama.

Những cuộc viếng thăm của Henry Kissinger đến Moscow trong thời gian gần đấy khá thường xuyên. Năm 2013, Kissinger đến 2 lần (mùa xuân và mùa thu), có vẻ như thuyết phục nước Nga lùi bước khỏi Ukraine.

Hầu hết các ý kiến đề xuất của Kissinger và của nhóm mà ông ta đại diện (gia tộc Rockefeller), thường bị các lãnh đạo chính trị nước Mỹ bỏ ngoài tai đã trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều thất bại địa chính trị của Washington.

 Henry Kissinger không ngừng nhắc nhở Nhà trắng rằng, cơ sở bảo đảm quyền thống trị của Mỹ trên toàn cầu là phân mảnh Eurasia (Á - Âu). Theo ông, thất bại lớn nhất của Washington là sự hình thành liên minh chính trị và kinh tế giữa Bắc Kinh và Moscow. Sự tham gia của Berlin vào liên minh này đã xóa bỏ hầu hết những chiến thắng gần đây nhất của ngoại giao Mỹ và sẽ là sự suy giảm nhanh chóng vị thế chính trị của Mỹ trên trường thế giới.

Những lực lượng nào có thể làm chủ Nhà Trắng trong tương lai, lúc đó sẽ là thời điểm cho chủ đề Mỹ và Nga song cùng tồn tại trong không gian lợi ích của siêu cường. Trước mắt, đó là một “thế giới mới” của Henry Kissinger.

Thế giới mới trong quan điểm của Kissinger

Sau cuộc gặp, khi trở về Mỹ, cựu ngoại trường Henry Kissinger lập tức có một bài báo, được đăng trên tạp chí điện tử The National Interest. Trong bài viết này, ông ta đưa ra quan điểm của mình về một trật tự thế giới trong tương lai. Đó là:

Thứ nhất: Mỗi quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay thực sự rất xấu, còn tệ hơn cả thời kỳ trước kết thúc “Chiến tranh lạnh”. Các chuyên gia của cả hai nước đều cho rằng, Moscow và Washington đang bước vào một giai đoạn đối đầu mới và hoàn toàn không thể hợp tác với nhau trong các vấn đề về trật tự thế giới.

Thứ hai: Henry Kissinger chỉ ra rằng, Nga và Mỹ cần phải hợp tác. Theo đó, hai nước cần phát triển khái niệm mới về quan hệ đối tác, trong đó xác định rõ vai trò của mỗi nước trong việc định hình trật tự thế giới mới, tuân thủ theo những quan niệm thống nhất chung về phương pháp tiếp cận cáccvấn đề địa chính trị.

Kissinger cho rằng, Nga và Mỹ cần phải hợp tác không chỉ giữa hai nước mà còn với các quốc gia khác. Tình hình bất ổn trên thế giới hiện nay là chưa từng có trong lịch sử. Các mối đe dọa phát sinh có nguyên nhân từ sự phá hủy quyền lực nhà nước và số lượng ngày càng tăng các vùng lãnh thổ không kiểm soát được. Vấn đề như vậy một quốc gia không thể giải quyết được, do đó Mỹ phải hợp tác chặt chẽ với Nga và các cường quốc khác.  

Sự quan tâm của Henry Kissinger cùng không bỏ qua Ukraine, quốc gia mà theo ông ta, cần phải trở thành cầu nối giữa nước Nga và Phương Tây, chứ không phải là tiền đồn của một trong hai phía.

Nhà cựu ngoại giao nhấn mạnh, nếu như Mỹ và Nga hợp tác giải quyết vấn đề Syria cùng với các cường quốc khác, điều đó sẽ thành chuẩn mực đối với hoạt động quốc tế về giải quyết hòa bình các xung đột, không chỉ ở Trung Đông mà còn ở hầu hết các khu vực trên toàn cầu.

Trong vài năm qua, Washington và Moscow đã hợp tác không thường xuyên và không đạt được bất kỳ một tiến bộ nào, điều đó hoàn toàn không ngạc nhiên: các cuộc thảo luận thường nằm ngoài một định dạng chiến lược thống nhất. Chính vì vậy Henry Kissinger tuyền bố: cần thiết phải nhìn nhận nước Nga như một thành phần của bất kỳ sự cân bằng lực lượng toàn cầu nào, chứ không chỉ nhìn nhận như một nguy cơ tiềm năng đối với nước Mỹ.

Siêu cường bị quên lãng

Phân tích các ngữ vựng đối ngoại chính trị và nghiên cứu nhìn nhận vấn đề từ tầm nhìn phổ quan. Cách tiếp cận của Mỹ (đại diện điển hình là Henry Kissinger) để giải quyết vấn đề được coi là ở cấp cao nhất, có nghĩa là ở cấp chiến lược toàn cầu?

Một điều khá dễ dàng nhận thấy. Người Mỹ nói chung (ngay cả Kissinger) cũng phải thừa nhận không chút nghi ngờ, trong tương lai giải quyết các vấn đề thế giới chỉ có thể cùng với nước Nga và một số các cường quốc khác.

Ngôn ngữ ngoại giao đã thay đổi trong bốn năm qua. Henry Kissinger đã bỏ qua khái niệm của một siêu cường bá chủ toàn cầu duy nhất mà trong 20 năm qua Mỹ đã duy trì vị thế này. Ông ta cũng bỏ qua khái niệm về một Chính phủ thế giới (Mỹ), bỏ qua sự hiện diện của một quân đội mạnh mẽ nhất với các loại vũ khí hiện đại nhất.

Điều này không có nghĩa rằng chính sách đối ngoại chính trị của phái bảo thủ Mỹ trở lên linh hoạt hơn, mà do những sự kiện của vài năm gần đây và hành động của Moscow đã buộc Washington phải xem xét lại định kiến của mình và có những nhượng bộ.

Một dấu hiệu quan trọng là mong muốn của cựu ngoại trưởng "bậc thầy ngoại giao thế giới" là chia sẻ gánh nặng trách nhiệm cho Moscow về Ukraine và đưa đất nước này trở về vị thế vốn có của nó, là một "cầu nối" giữa châu Âu và Nga. Thực tế, Mỹ đã sẵn sàng rút lui và mất một nửa ảnh hưởng nếu không muốn mất tất cả mọi thứ và ném châu Âu vào chảo lửa.

Điều này cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề Syria. Nửa năm trước đây, thế giới đã nhận định chính quyền của ông Al - Assad sẽ sụp đổ, toàn bộ vùng Trung Đông trở thành một cái gai vĩnh cửu trong mắt của châu Âu và Nga, nhưng sự hỗn loạn này hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ. Đến thời điểm này, mọi thứ đã thay đổi, chảo lửa có thể sẽ là phương Tây trong tương lai gần.

Tiền đồn của Mỹ ở Trung Đông - Ả rập Xê út đang đứng trước nguy cơ thảm bại trên hai mặt trận, Thổ Nhĩ Kỳ bước vào tình trạng ATO của Ukraine 2 năm trước đây và đơn giản là đã hiện diện nguy cơ sụp đổ chính phủ.

Trong khi đó vị thế địa chính trị của Nga và Iran đang gia tăng từng ngày ở Trung Đông và có ảnh hướng mang tính quyết định. Tình hình hiện nay đe dọa trong thời gian không xa sẽ đầy lùi ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực chiến lược này.

Chính vì vậy, trong cuộc họp kín giữa “người mang giải Nobel hòa bình” và  tổng thống Nga, ông Putin có thể đã nhận được một đề nghị chia xẻ ảnh hưởng trên khu vực chiến lược này. Cũng có nghĩa là phương thức chia xẻ ảnh hưởng này sẽ là tiêu chuẩn cho mọi thỏa thuận giải quyết các vấn đề địa chính trị trên những khu vực khác của Á-Âu.

Cầu nối qua Thái Bình Dương 

Tổng thống Nga sẽ trả lời thế nào với đề xuất của Henry Kissinger? Có lẽ tại thời điểm này ông Putin hứa sẽ suy nghĩ, có thể sẽ suy nghĩ rất lâu trước khi đưa ra một câu trả lời đáp ứng những đề xuất của cựu Ngoại trưởng Mỹ, nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam với Hiệp định Paris. Trong thời gian đó, nếu chính quyền Mỹ không có những phản ứng phù hợp với diễn biến tình hình trên các khu vực. Người Mỹ chỉ có thể hài lòng với kết quả như đã từng có ở Việt Nam.

Nguồn: Bài viết của nhà bình luận chính trị George Nizovoy đăng trên báo Tin tức Chính trị Nga.

TTB