Tiếp tục nhặt “sạn” trong các bộ SGK mới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes –  Mấy hôm nay, nghe râm ran về SGK Tiếng Việt 1, tôi đi lùng đủ 5 bộ sách về đọc xem sao.

SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực

Vừa giở một cuốn SGK “Tiếng Việt 1, tập một” của NXB Giáo dục VN, tôi giật mình trước sự nhạt nhẽo, cẩu thả, phi logic của cuốn sách này. Một bài tập đọc viết thế này:

“Chị em hoẵng

Trong khu rừng nọ, có hai chị em nhà hoẵng. Nhà của hai chị em ở trên một khoảnh đất rộng. Một hôm, thấy hoẵng chị hoảng hốt, hoẵng em hỏi:

– Có việc gì vậy chị?

Hoẵng chị mếu máo:

– Cháy rừng rồi, ngôi nhà của chúng ta đổ rồi.

Hoẵng em an ủi hoẵng chị. Rồi hai chị em chạy khỏi cánh rừng.”

(Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, (Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, sách Cùng học để phát triển năng lực, NXBGD Việt Nam)

Câu chuyện cực phi lý: Nhà đổ rồi, hai chị em hoẵng “đứng ngồi” ở đâu để an ủi nhau? Nhà cháy, đổ rồi mà còn an ủi nhau xong mới chạy thì chạy sao kịp? Dạy trẻ thế này mà gặp lúc cháy nhà thì chết dở!

Vẫn đọc bộ sách “Tiếng Việt 1” trên, tôi rất bất bình vì nhiều truyện dân gian, thơ, câu đố bị cắt xén tùy tiện. Hậu quả là dẫn tới việc phản tác dụng giáo dục.

Xin dẫn 4 ví dụ từ tập 1.

Một mẩu Tấm Cám có phải là Tấm Cám?

1. Đây là truyện ở trang 109, sách “Tiếng Việt 1, tập một”: “Tấm Cám”

Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám.

Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen.”

Đây chỉ đoạn mở đầu của truyện “Tấm Cám”. Cắt ra một mẩu mà lấy tên truyện là “Tấm Cám” thì không hiểu tác giả SGK có biết như vậy là xuyên tạc không? Họ dạy mẫu truyện này nhằm giáo dục trẻ lớp 1 điều gì?

2. Bài tập “giải đố” (lẽ ra phải viết là “giải câu đố”) ở trang 139:

“Tròn vành vạnh, trắng phau phau.

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.”

Theo gợi ý từ tranh vẽ, có thể đoán đây là bát ăn cơm. Nhưng không rõ là 1 cái bát hay nhiều cái bát. Tranh không vẽ cái đĩa nào. Nhưng đĩa mới “tròn vành vạnh”, chứ bát thì chỉ có cái miệng mới tròn thôi. Câu đố dân gian gốc vốn là:

“Một đàn cò trắng phau phau.

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.”

Nói là “một đàn” thì mới có thể đoán đó là một chạn bát đĩa. Còn ra câu đố như sách Tiếng Việt 1 thì dù có tranh vẽ gợi ý cũng không thể trả lời đúng. Nhân nói về câu đố, tôi xin các tác giả tránh đưa vào SGK những câu đố nhạt nhẽo như thế này:

“Cái gì bật sáng trong đêm

Làm cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?”

3. Trang 156 có bài tập đọc “Hoa khoe sắc” của Thu Hà. Thực ra, tên bài thơ là “Hoa kết trái”. Khổ thơ cuối trong nguyên gốc là:

“Này các bạn nhỏ

Đừng hái hoa tươi

Hoa yêu mọi người.

Nên hoa kết trái”.

Không rõ vì sao tác giả SGK tùy tiện đổi thành “Nên hoa khoe sắc”. Tác giả có biết rằng thông điệp của hình ảnh “hoa kết trái” khác hẳn với “hoa khoe sắc” không?

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trước khi dạy, giáo viên được tập huấn chương trình mới, nghiên cứu 5 bộ để rút ra ưu, nhược điểm rồi tiến hành lựa chọn.

Ở môn Tiếng Việt, tôi đánh giá bộ Cánh diều phù hợp nhất, tiến độ vừa phải, không nặng nề. Song vì một vài lý do, trường tôi lựa chọn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đương nhiên, sách này cũng có ưu điểm như mỗi tuần, học sinh có một tiết ôn lại các âm, vần đã học trong bài, kèm câu chuyện ngắn, hay.

Tuy nhiên, với bộ này, không chỉ học trò vất vả mà giáo viên cũng mệt mỏi không kém. Với mỗi bài, tôi soạn đến 5 trang giáo án.

(Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, (Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, sách

Cùng học để phát triển năng lực

, NXBGD Việt Nam) Câu chuyện cực phi lý: Nhà đổ rồi, hai chị em hoẵng “đứng ngồi” ở đâu để an ủi nhau? Nhà cháy, đổ rồi mà còn an ủi nhau xong mới chạy thì chạy sao kịp? Dạy trẻ thế này mà gặp lúc cháy nhà thì chết dở! Vẫn đọc bộ sách “Tiếng Việt 1” trên, tôi rất bất bình vì nhiều truyện dân gian, thơ, câu đố bị cắt xén tùy tiện. Hậu quả là dẫn tới việc phản tác dụng giáo dục. Xin dẫn một số ví dụ từ tập 1. Một mẩu Tấm Cám có phải là Tấm Cám?

1. Đây là truyện ở trang 109, sách “Tiếng Việt 1, tập một”: “Tấm Cám” Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám. Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen.” Đây chỉ đoạn mở đầu của truyện “Tấm Cám”. Cắt ra một mẩu mà lấy tên truyện là “Tấm Cám” thì không hiểu tác giả SGK có biết như vậy là xuyên tạc không? Họ dạy mẫu truyện này nhằm giáo dục trẻ lớp 1 điều gì?

2. Bài tập “giải đố” (lẽ ra phải viết là “giải câu đố”) ở trang 139: “Tròn vành vạnh, trắng phau phau. Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.” Theo gợi ý từ tranh vẽ, có thể đoán đây là bát ăn cơm. Nhưng không rõ là 1 cái bát hay nhiều cái bát. Tranh không vẽ cái đĩa nào. Nhưng đĩa mới “tròn vành vạnh”, chứ bát thì chỉ có cái miệng mới tròn thôi. Câu đố dân gian gốc vốn là: “Một đàn cò trắng phau phau. Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.” Nói là “một đàn” thì mới có thể đoán đó là một chạn bát đĩa. Còn ra câu đố như sách Tiếng Việt 1 thì dù có tranh vẽ gợi ý cũng không thể trả lời đúng. Nhân nói về câu đố, tôi xin các tác giả tránh đưa vào SGK những câu đố nhạt nhẽo như thế này: “Cái gì bật sáng trong đêm Làm cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?”

3. Trang 156 có bài tập đọc “Hoa khoe sắc” của Thu Hà. Thực ra, tên bài thơ là “Hoa kết trái”. Khổ thơ cuối trong nguyên gốc là: “Này các bạn nhỏ Đừng hái hoa tươi Hoa yêu mọi người. Nên hoa kết trái”. Không rõ vì sao tác giả SGK tùy tiện đổi thành “Nên hoa khoe sắc”. Tác giả có biết rằng thông điệp của hình ảnh “hoa kết trái” khác hẳn với “hoa khoe sắc” không?

Ở nhiều bài, học sinh phải học đến 4 vần nên khó nhớ. Ảnh: Cô P.M.

Ở nhiều bài, học sinh phải học đến 4 vần nên khó nhớ. Ảnh: Cô P.M.

Trước đây, đến tuần 24, học sinh mới học hết vần. Sang tuần 25, các con mới luyện đọc văn bản khoảng 4-5 câu hoặc khổ thơ ngắn.

Nhưng với sách Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, hết tuần 15, tức chưa hết học kỳ 1, học sinh phải học hết âm, vần, đọc lưu loát đoạn văn.

Để dồn lên như vậy, số lượng âm, vần trong mỗi bài tăng. Những năm trước, các con học tối đa 2 âm, vần. Năm nay, số lượng tăng lên 3, thậm chí 4. Ví dụ, năm ngoái, âm “em”, “êm” được xếp vào một bài, “im”, “um” rơi vào bài khác. Với sách giáo khoa hiện tại, các con học cả 4 vần trong một bài.

Phần viết cũng được đẩy nhanh. Ở chương trình cũ, sang tuần 25, giáo viên mới cho học sinh hạ cỡ chữ từ 2 ly xuống 1 ly. Năm nay, các con bắt đầu luyện viết chữ nhỏ từ tuần 16.

Không những “đi nhanh”, nội dung còn tương đối rối. Năm trước, bài học bài bản, rất dễ đọc, dễ nhớ. Các tiếng mới thường chỉ thay đổi thanh điệu. Ví dụ, khi học chữ “đ”, học sinh học tiếng “đa” rồi đến tiếng “đá”, “đà”, “đã”...

Năm nay, việc dạy tiếng ngang hơn, khó. Như trong bài 8, học chữ “d”, các con phải quen với các tiếng khác nhau như “da”, “dế”... Nhiều từ không gần gũi khiến trẻ khó nhớ.

Cách đọc cũng có sự thay đổi. Khi đánh vần, các con đọc cả chữ “c” và “k” là “cờ”. Nhưng khi viết, trẻ lại phải phân biệt nên dễ nhầm.

Ngoài ra, học sinh phải tiếp xúc với những câu dài hơn. Năm ngoái, các con thường luyện đọc câu 3-5 tiếng. Năm nay, câu dài ra, như “Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ”.

Trong khi đó, nhiều trẻ còn ngọng nghịu, nói chưa lưu loát. Nhiều con đọc vẹt, đọc theo các bạn khác chứ không hiểu hay nhớ được. Việc đọc nhiều, không nhớ hết khiến các con sợ Tiếng Việt.

Qua 4 tuần đầu, tôi lo quá. Học sinh học vất vả nhưng nhớ không tốt. Học sinh khá, giỏi còn đỡ. Những trẻ trung bình theo rất khó khăn dù đã được kèm cặp thêm vào giờ ra chơi.

Năm ngoái, đến tầm này, 3/4 học sinh lớp tôi đọc tốt. Năm nay, chỉ khoảng 1/5 học sinh đọc tạm được.

Tôi thấy càng cải cách, việc học với trẻ càng khó. Bộ bảo giảm tải song theo hướng dẫn ra đề kiểm tra cuối kỳ, đề thi cho học sinh lớp 1 mà đến tận hai mặt giấy A4. Đề như vậy là dài, khó với trẻ.

Ở bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, học sinh phải học xong âm, vần trong 15 tuần. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam
Ở bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, học sinh phải học xong âm, vần trong 15 tuần. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam
Việc cho trẻ đọc câu dài khiến trẻ sợ Tiếng Việt. Ảnh: Nguyễn Phương
Việc cho trẻ đọc câu dài khiến trẻ sợ Tiếng Việt. Ảnh: Nguyễn Phương

Trẻ đâu có được "học mà chơi"

Trong việc dạy trẻ học chữ, người lớn càng dồn, các con càng sợ. Phụ huynh “lên gân” bao nhiêu, con áp lực, chán học bấy nhiêu - Cô P.M chia sẻ

Nói thật, việc dạy lớp 1 rất vất vả và dễ gây ức chế. Các con học lâu nhớ nhưng nhanh quên. Không ít phụ huynh gọi điện thắc mắc tại sao con đã học hai buổi ở trường mà vẫn không nhớ. Trong khi đó, mỗi ngày, các con học hai tiết Tiếng Việt, khoảng 80 phút, tức cô giáo chỉ dành cho mỗi trẻ hơn một phút. Môn Tiếng Việt lại có nhiều đồ, từ SGK, vở viết đến bảng con, đồ dùng học tập. Trong lớp, cô trò quay như chong chóng.