Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iran có thể làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Nga được cho là sẽ sớm nhận tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 và tên lửa đạn đạo tầm xa Zolfaghar của Iran, tăng cường hỏa lực với chi phí thấp hơn so với tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran. Ảnh Military Watch.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran. Ảnh Military Watch.

Cả hai tên lửa Fateh-110 và Zolfaghar của Iran đều đã được thử nghiệm chiến đấu thực tế, tấn công các mục tiêu ở Iraq và Syria, không chỉ bao gồm các nhóm Hồi giáo cực đoan, mà Vệ binh Cộng hòa Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã sử dụng tên lửa Zolfaghar tấn công 1 căn cứ quân sự Mỹ tháng 1/2020 trong một cuộc tập kích quy mô lớn khiến hơn 100 lính Mỹ bị thương dù được cảnh báo trước.

Cả hai tên lửa đều thể hiện độ chính xác cao dù không có quỹ đạo đạn đạo bán tiên tiến hoặc tốc độ va chạm siêu thanh như Iskander. Khi Quân đội Nga xây dựng kho vũ khí tên lửa đạn đạo chiến thuật, đặt mục tiêu sử dụng trong cuộc chiến với NATO, kho vũ khí trở nên không phù hợp để sử dụng trong một chiến dịch quân sự kéo dài chống lại lực lượng bộ binh số lượng lớn và sẵn sàng chấp nhận tiêu hao như quân đội Ukraine, đến thời điểm này vẫn có số lượng đông hơn bộ binh Nga trên chiến trường nhiều lần.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran. Video IMA

Vấn đề vũ khí càng trở nên trầm trọng hơn do thực tế Nga đang tìm cách bảo tồn một phần đáng kể kho vũ khí tên lửa chiến thuật hiện đại để duy trì khả năng chiến đấu chống lại NATO. Nhưng kho vũ khí tên lửa của Iran thì ngược lại, cần được tiêu hao để có điều kiện phát triển và hiện đại hóa.

Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Ảnh Military Watch

Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Ảnh Military Watch

Fateh-110 có tầm hoạt động 300 km và được đưa vào biên chế vũ khí trang bị lần đầu tiên vào năm 2002, trước Iskander 4 năm. Chỉ đến năm 2010, tên lửa mới có tầm bắn mở rộng lên 300km với các biến thể ban đầu có tầm bắn 200km. Chương trình tên lửa được cho là tận dụng rất nhiều công nghệ SCUD của Triều Tiên, được chuyển giao cho Iran như một phần của thỏa thuận sản xuất theo giấy phép cho tên lửa đạn đạo Hwasong-6, có tầm bắn 500km, sản xuất tại Iran với tên gọi là Shahab-2.

Một phát triển rất quan trọng của Fateh-110 so với thiết kế ban đầu của Triều Tiên là sử dụng hỗn hợp nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa có đầy đủ nhiên liệu khi lưu trữ và do đó có khả năng bắn nhanh hơn nhiều. Tên lửa chứng tỏ độ chính xác rất cao do sử dụng hệ thống dẫn được quán tính, định vị đầu cuối vệ tinh Glonass và hệ thống kính ngắm quang điện tử. Tên lửa được cho là đã xuất khẩu sang Syria và cung cấp cho lực lượng dân quân Hezbollah Lebanon trong cuộc chiến chống chống lại các tổ chức Hồi giáo cực đoan thánh chiến ở Syria từ năm 2015.

Một phiên bản tầm xa mở rộng khác của tên lửa, Fateh-313, cũng đang phục vụ trong biên chế của Iran và được cho là có thể xuất khẩu sang Nga trong tương lai, dù nếu sử dụng chống lại các mục tiêu xa hơn ở miền Tây Ukraine, được hệ thống phòng không quân đội Ukraine bảo vệ tốt hơn thì hiệu quả tác chiến của một tên lửa như vậy sẽ bị hạn chế.

Shahed-136 máy bay không người lái của Iran. Ảnh Military Watch.

Shahed-136 máy bay không người lái của Iran. Ảnh Military Watch.

Tên lửa đạn đạo Zolfaghar được đưa vào phục vụ trong biên chế vũ khí trang bị của Iran năm 2017, có tầm bắn đến 700km, trở thành tên lửa phóng từ mặt đất có tầm xa nhất trong kho vũ khí mà quân đội Nga sử dụng ngoài các tên lửa đạn đạo ICBM chiến lược.

Tên lửa có hiệu quả tác chiến cao hơn do khả năng tách rời động cơ đẩy giai đoạn giữa của nó, khiến đầu đạn khó bị đánh chặn hơn. Một biến thể tầm bắn mở rộng của tên lửa mang tên Dezful, được công bố vào năm 2019 có tầm bắn 1000km, không rõ liệu loại tên lửa này có được đưa vào biên chế rộng rãi hay được cung cấp cho Nga hay không?

Theo truyền thông phương Tây, Nga sẽ mua Fateh-110 với số lượng lớn hơn nhiều so với những tên lửa các loại khác do tầm bắn ngắn này đủ để tiếp cận các mục tiêu quan trọng trên phần lớn lãnh thổ Ukraine, cho phép tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt độ chính xác cao.

Trước đó, các quan chức Iran nhấn mạnh, kho vũ khí tên lửa của quốc gia Hồi giáo này đã phát triển quá lớn, tạo nên một số vấn đề về lưu trữ, nhu cầu cao của Nga đối với tên lửa đạn đạo, bổ sung cho việc mua một số lượng lớn các UAV của Iran có thể nhanh chóng giảm lượng lưu trữ này, cho phép Iran hiện đại hóa vũ khí trang bị bằng công nghệ của Nga và tạo ra nhiều đơn đặt hàng hơn cho ngành công nghiệp tên lửa.

Theo những thông tin từ truyền thông Ukraine, máy bay không người lái (UAV) Shahed 136 của Iran đã có tác động rất lớn ở Ukraine, Fateh-110 và những phiên bản mở rộng tầm bắn có thể sẽ sớm điều chỉnh cục diện cuộc chiến phạm vi lớn hơn có lợi cho Nga.

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu vũ khí của Iran sang Nga ở một cấp độ nào đó là do nguồn cung vũ khí của Mỹ cho Ukraine dự kiến ​​sẽ giảm do những căng thẳng ngày càng tăng về năng lực sản xuất hạn chế và nguy cơ cạn kiệt nguồn dự trữ vũ khí của quốc gia này.

Theo Military Watch