Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những hệ thống phòng không cũ kỹ là điểm yếu chí mạng của Ukraine.
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? (Ảnh: Military Watch Magzine)
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? (Ảnh: Military Watch Magzine)

Sau khi Nga bắt đầu các cuộc không kích vào sáng ngày hôm nay nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự, các vị trí phòng không, sân bay và máy bay, các nguồn tin chính thức của Nga cho biết chưa đầy 3 giờ sau đó, các lực lượng phòng không của Ukraine đã bị vô hiệu hóa. Vẫn chưa có các thông tin chính thức về các loại vũ khí mà Không quân Nga sử dụng để thực hiện cuộc không kích trên, nhưng trước đó đã có những suy đoán rằng máy bay chiến đấu Su-34 và trực thăng tấn công Ka-52 sẽ đóng vai trò chủ chốt nếu như xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra. Với ngân sách quân sự lớn vượt trên mức 4 tỉ USD và các các lực lượng quân đội của nước này luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ trong hơn hai tháng khi căng thẳng với Nga vẫn ở mức cao, thì việc để các máy bay chiến đấu của Nga vô hiệu hóa lực lượng phòng không chỉ sau vài giờ được coi là một thất bại không thể chấp nhận được đối với Ukraine.

Vậy đâu là lý do khiến lực lượng phòng không Ukraine bị Nga vô hiệu hóa?

Tiêm kích Su-34 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tiêm kích Su-34 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)

Ngoài các hệ thống cơ động tầm ngắn, mạng lưới phòng không của Ukraine chủ yếu là các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô, những hệ thống mà Nga đã hiểu quá rõ. Điều này cho phép Nga biết trước được những thông số kỹ thuật và điểm yếu của các hệ thống này, đồng thời giúp Nga dễ dàng triển khai hiệu quả các biện pháp chiến tranh điện tử để "bắn mù" các hệ thống phòng không của Ukraine trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến. Hệ thống tầm xa của Ukraine kế thừa từ Liên Xô là S-200 đã quá cũ kỹ và thiếu tính cơ động, khiến hệ thống này rất dễ bị tấn công bởi tên lửa dẫn đường. Các hệ thống cũ khác như S-75, tiền thân của S-200 cũng được tối ưu hóa cho các cuộc giao tranh ở tầm xa hơn và độ cao lớn hơn. Vào năm 2020, Ukraine đã đưa vào sử dụng các hệ thống S-125 sau một thời gian dài được cho "nghỉ hưu". Các hệ thống này có niên đại từ năm 1961, chúng rất thiếu tính cơ động. Quyết định sử dụng S-125 một lần nữa phản ánh sự thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không của Ukraine.

Hệ thống phòng không S-300PT mà Ukraine đang sử dụng (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hệ thống phòng không S-300PT mà Ukraine đang sử dụng (Ảnh: Military Watch Magazine)

Xương sống của hệ thống phòng không của Ukraine được hình thành từ các hệ thống tầm trung S-300P / PS / PT từ những năm 1980, được bổ sung bởi các hệ thống BuK-M1 già cỗi. Mặc dù S-300 đã nổi tiếng là hệ thống phòng không hàng đầu thế giới, nhưng khác với hệ thống S-300V4 đang được sản xuất ở Nga hiện nay, hệ thống S-300 của Ukraine không có khả năng phòng thủ các khu vực rộng lớn, không có hệ thống phòng thủ nhiều lớp và khả năng phân tích tình huống cũng hạn chế hơn rất nhiều so với hệ thống S-300V4 của Nga. Khả năng cơ động thấp hơn nhiều và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử cũ kỹ khiến chúng rất dễ bị tấn công trước các phương tiện áp chế phòng không hiện đại của Nga như tiêm kích Su-34 được trang bị tên lửa chống bức xạ.

Với việc quân đội Nga được huấn luyện để chống lại các hệ thống phòng không hiện đại của các nước phát triển và việc được trang bị các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới, thì nhiệm vụ "giải quyết" các mạng lưới phòng không tương đối nhỏ và phần lớn đã lỗi thời của Ukraine là điều hết sức đơn giản đối với quân đội Nga.

Theo Military Watch Magazine