Ukraine đề nghị Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD, Nga mạnh mẽ cảnh báo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chính phủ Ukraine đã yêu cầu Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD trên lãnh thổ của mình; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận, phía Nga lập tức phản ứng mạnh mẽ.
Nếu Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Ukraine sẽ là động thái làm gia tăng nguy cơ chiến tranh (Ảnh: HK01).
Nếu Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Ukraine sẽ là động thái làm gia tăng nguy cơ chiến tranh (Ảnh: HK01).

Theo hãng tin Nga TASS ngày 8/2, một nguồn tin trong giới ngoại giao tiết lộ Ukraine đã cầu viện Mỹ, yêu cầu Washington triển khai nhiều hệ thống chống tên lửa THAAD gần Kharkov. Kharkov nằm ở đông bắc và là thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

Nguồn tin cho biết, radar AN/TPY-2 sử dụng băng tần X trong hệ thống chống tên lửa THAAD cho phép Ukraine và các nước NATO khác "quan sát sâu" vào bên trong lãnh thổ Nga với phạm vi lên tới 1.000 km.

Hệ thống THAAD còn được gọi là "Terminal High Altitude Area Defense” (Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối), có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đang bay đến trong và ngoài bầu khí quyển. Đây là một phần hợp thành quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo thông tin công khai, phạm vi phát hiện của radar băng tần X được trang bị trên hệ thống có thể lên tới hơn 2.000 km.

Hệ thống THAAD với radar hiện đại được triển khai ở Ukraine sẽ là điều Nga khó chấp nhận (Ảnh: sina).

Hệ thống THAAD với radar hiện đại được triển khai ở Ukraine sẽ là điều Nga khó chấp nhận (Ảnh: sina).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã từ chối bình luận khi được hỏi tại một cuộc họp báo cùng ngày 8/2.

Ông Price nói: “Tôi không thể bình luận về những động thái giả định chưa được công bố có thể không thành hiện thực. Nhưng điều tôi có thể nói là mọi thứ chúng tôi đã công bố đều mang tính chất phòng thủ và răn đe toàn diện”.

Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã tuyên bố cảnh báo động thái này sẽ khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang và "sẽ phá hoại sự ổn định của tình hình". Ông một lần nữa bác bỏ cái gọi là "cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine" của phương Tây là "vô ích và vô căn cứ", cho rằng đây là một sách lược của các nước phương Tây để leo thang căng thẳng.

Ông Peskov nhấn mạnh rằng Nga không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bất kỳ ai. Nhưng ông cũng không loại trừ nguy cơ do những "hành động khiêu khích" này gây nên; đồng thời cảnh báo rằng những nỗ lực sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng ở đông nam Ukraine sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo động thái triển khai THAAD sẽ khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang và "sẽ phá hoại sự ổn định của tình hình" (Ảnh: TASS).

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo động thái triển khai THAAD sẽ khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang và "sẽ phá hoại sự ổn định của tình hình" (Ảnh: TASS).

Theo truyền thông Nga, thời gian gần đây, chính phủ Mỹ ra sức "nhóm lửa", thổi phồng cảm giác căng thẳng về điều họ gọi là "Nga sắp xâm lược Ukraine". Vào ngày 5/2, hai quan chức Mỹ tuyên bố rằng Nga đã có khoảng 70% sức mạnh chiến đấu cần thiết để "xâm lược toàn diện" Ukraine. Ngày 6/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan một ngày ba lần lên tiếng tuyên truyền chống Nga, nói Nga có thể "xâm lược" Ukraine trong vòng vài ngày hoặc vài tuần ...

Về vấn đề này, hãng tin Mỹ AP vào ngày 5/2 thẳng thừng nói rằng, thời gian gần đây chính phủ Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Nga lên kế hoạch cho một chiến dịch "xâm lược" Ukraine, nhưng lại từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào khi đối mặt với những ý kiến hoài nghi, điều này chẳng khác nào giảm bớt "độ tin cậy" của các thông tin từ Washington.