Mỹ-NATO đừng mơ thắng Nga ở khu vực cận biên

VietTimes -- Các hoạt động quân sự chủ yếu của Nga trong thập niên vừa qua ở Georgia, Ukraine và Syria đều cho thấy làm thế nào mà sự quyết đoán và lợi thế của người đến trước có thể định hình lại bức tranh chiến lược theo ý thích của Matxcơva, bất chấp những phản ứng từ phương Tây, Michael Cecire, chuyên gia quan hệ quốc tế nhận định trên National Interest mới đây.
Cuộc tập trận Zapad 2017 làm NATO lo ngại về một cuộc tấn công bất thình lình của Nga (ảnh: Sputniknews)
Cuộc tập trận Zapad 2017 làm NATO lo ngại về một cuộc tấn công bất thình lình của Nga (ảnh: Sputniknews)

Vào tháng 9, Nga và Belarus đã tiến hành đợt tập trận Zapad 2017, huy động tới hàng nghìn binh sĩ ở cửa ngõ châu Âu, làm dấy lên những lo ngại mới về một cuộc tấn công bất ngờ của Nga. Dễ hiểu, đợt tập trận này đã tăng thêm tính cấp bách của các cuộc thảo luận giữa các thành viên NATO về cách đáp trả hữu hiệu nhất đối với các động thái khiêu khích như Zapad. Hoặc các dấu hiệu cho thấy Nga có thể triển khai thêm nhiều tên lửa đưa tới Kaliningrad, khu vực được quân sự hóa mạnh mẽ của Nga.

Theo ông Cecire, chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga không nên không được đáp lại, nhưng một phản ứng hiệu quả không nhất thiết phải đối xứng - một bên tăng cường lực lượng thì bên kia cũng thế, và một bên hành động thì bên kia cũng có biện pháp đối phó. Có những lựa chọn khác để đạt được mục tiêu.

Năm nay, phiên bản trò chơi chiến tranh bốn năm một lần của Nga cho thấy hai đồng minh tập hợp lực lượng để chiến đấu với các quốc gia thù địch hư cấu có địa lý tương tự các quốc gia vùng Baltic - tất cả đều là thành viên của EU và NATO. Quy mô và tính phức tạp của các cuộc tập trận không bị bỏ qua khi các nhà phân tích và lãnh đạo quân sự phương Tây lo ngại rằng Zapad có thể là một dấu hiệu báo trước cho sự can thiệp của Nga, như trước các cuộc chiến ở Georgia năm 2008 và Ukraine năm 2014.

Theo ông Cecire, giữa một loạt tin tức thông thường mơ hồ, thông điệp chủ yếu của Matxcơva đã rõ ràng: quân đội Nga đang trở lại, và những nỗ lực của phương Tây nhằm kiềm chế hoặc ngăn chặn sẽ không có kết quả. Ngay cả khi các lực lượng NATO tham gia các cuộc tập trận trung lập của Thụy Điển và bốn tiểu đoàn "trấn an" của NATO đóng quân ở Baltic.

Chiến thắng của Nga trước các quốc gia tương tự các nước Baltic ở Zapad 2017 không chỉ là sự khoa trương. Nhiều đánh giá đã khẳng định trong trường hợp xảy ra xung đột ngẫu nhiên quy mô lớn giữa quân đội Nga và NATO, các quốc gia Baltic sẽ không chỉ dễ bị tấn công mà ngay từ đầu đã không thể chống trả. Một nghiên cứu được lưu hành rộng rãi của tập đoàn RAND kết luận rằng một cuộc tấn công của Nga sẽ tiếp cận thủ đô của Estonia và Latvia trong vòng chưa tới 60 giờ. Lithuania, quốc gia nằm kẹp giữa khu vực đồn trú trọng yếu Kaliningrad của Nga và nước đồng minh ký hiệp ước với Matxcơva là Belarus, sẽ bị tiếp cận trễ hơn một chút.

Ông Cecire cho rằng lời kêu gọi sắp xếp các lực lượng mạnh ở cửa ngõ của Nga là điều dễ hiểu, nhưng điều đó có thể chỉ khiến gia tăng nguy cơ xung đột khi đưa thêm quân đồng minh NATO đến làm suy yếu hỏa lực của Nga ngay loạt đạn mở đầu cuộc chiến. Trong khi phớt lờ mối đe dọa quân sự của Nga không phải là một chính sách có thể thực hiện được, các lập luận chẳng hạn vượt trên hợp tác ngăn chặn thông thường đúng đắn ở Đông Âu (mặc dù các lập luận có thể quan trọng) chủ yếu thừa nhận bất kỳ phản ứng nào của phương Tây trước các hoàn cảnh và lĩnh vực mà Nga lựa chọn. Khuynh hướng này phản ứng đối xứng đối với hành động khiêu khích hoặc thăm dò mới nhất có thể giúp giải thích tại sao các chính sách của Mỹ và châu Âu thường có vẻ đi sau Nga ít nhất một bước. Tuy nhiên, nếu Matxcơva chấp nhận bất đối xứng, thì phương Tây có nên làm vậy?

Tuy nhiên, ông Cecire cho rằng nhiều yếu tố khiến cho mọi phản ứng của phương Tây trở nên quá dễ dự đoán, do đó bị biết trước và gây ra tranh cãi. Vào thời điểm các chính phủ phương Tây đã xác định, thảo luận và hình thành một phản ứng đối với các hành động của Nga, Nga có lẽ đã chuyển sang một chiến trường hoặc lĩnh vực khác từ lâu.

Đặc nhiệm Nga đổ bộ đường không
Đặc nhiệm Nga đổ bộ đường không
Binh sĩ Nga trong cuộc tập trận Zapad 2017
Binh sĩ Nga trong cuộc tập trận Zapad 2017
Cuộc tập trận Zapad 2017 huy động hàng chục ngàn quân khiến NATO bất an
Cuộc tập trận Zapad 2017 huy động hàng chục ngàn quân khiến NATO bất an

Nga không thể địch được NATO về mặt quân sự ở cả số lượng và chất lượng - nhưng Matxcơva biết rõ không cần điều này nếu liên minh NATO có thể bị chia rẽ, nếu các thành viên không muốn hành động và nếu có thể kích động Mỹ và châu Âu phạm phải một loạt các sai lầm chiến lược. Các hoạt động quân sự chủ yếu của Nga trong thập niên vừa qua ở Georgia, Ukraine và Syria đều cho thấy làm thế nào mà sự quyết đoán và lợi thế của người đến trước có thể định hình lại bức tranh chiến lược theo ý thích của Matxcơva, bất chấp những phản ứng từ phương Tây. Trong khi đó, việc thảo luận và thực hiện kéo dài đã giảm nhẹ hoặc tránh được các phản ứng của phương Tây, cho phép Matxcơva củng cố lợi ích của mình và nhận diện cơ hội chiến lược tiếp theo.

Nga thích cạnh tranh với sự ưu việt của phương Tây trong các lĩnh vực mà Nga là mạnh nhất, Nga có thể hoạt động ở một cấp độ không thể tin nổi, hoặc cả hai. Theo ông Cecire, đây là lý do tại sao Nga hành động mà không bị thiệt hại tương đối ở những khu vực gọi là "cận biên giới" và ở các khu vực mà nước này có thể đạt được sức ảnh hưởng lớn nhất với chi phí tương đối rẻ.

Điều này cũng giúp giải thích các hoạt động của Nga trong không gian thông tin và lĩnh vực không gian mạng, lý giải tại sao Matxcơva thường phô trương kho vũ khí hạt nhân siêu khủng của mình, và thường đáp ứng kêu gọi của phương Tây thiết lập một phòng tuyến vững chắc với Nga, chẳng khác nào mời gọi "Thế chiến III".

Trong thời Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Mỹ đã nhận ra những khuynh hướng tương tự ở Liên Xô, vốn được thừa nhận rộng rãi là có ưu thế truyền thống trên mặt đất. Chính trong bối cảnh đó, học thuyết Tác chiến Không-Bộ (AirLand Battle) đã được phát triển nhằm tìm cách bù đắp những lợi thế về sức mạnh trên mặt đất của Liên Xô bằng các thế mạnh về không lực và khả năng cơ động của riêng NATO. Bản chất của thách thức đã thay đổi, nhưng các nguyên tắc nền tảng thì không. Chống lại sự khiêu khích hoặc sức ép từ các quốc gia như Nga cần được xây dựng dựa trên thế mạnh của phương Tây, chứ không phải được quyết định bởi đối phương, ông Cecire nhận định.

Thực tế điều này sẽ như thế nào? Củng cố toàn diện các quốc gia Baltic có lẽ là một chiến lược không có cơ hội thành công, thậm chí thế phòng thủ hoàn hảo cũng chỉ khiến Nga chuyển các biện pháp đối phó sang nơi khác. Thay vào đó, các quốc gia phương Tây có thể thực hiện các biện pháp chống leo thang thận trọng có quản lý để giành lại thế chủ động và gây hỗn loạn ở Kremlin. Những phản ứng này không nhất thiết phải là hành động quân sự.

Theo chuyên gia Cecire, một ý tưởng có thể tạo ra các cơ chế chính sách có thể dẫn dắt các đối tác đã tham chiến của phương Tây như Georgia và Ukraine vào NATO. Một động thái như vậy không đảm bảo cho việc gia nhập, nhưng sẽ làm phức tạp hóa những thói quen của Nga trong việc bồi dưỡng các nước ủy nhiệm ly khai để tiêm nhiễm cho các quốc gia láng giềng chống lại sự hội nhập châu Âu - Đại Tây Dương. Hoặc sự chú ý của phương Tây có thể được sắp xếp tốt hơn ở Bắc Cực để phá vỡ các kế hoạch của Nga nhằm giành quyền kiểm soát những tuyến đường biển đầy hứa hẹn và nguồn khoáng sản phong phú của khu vực.

Ông Cecire đánh giá, một chiến lược bất đối xứng có thể cho phép phương Tây phản ứng từ vị thế có sức mạnh tương đối, trong khi tước đi cảm giác chiến thắng liên tiếp của đối phương. Đặt Nga vào thế bất lợi để đạt được một sự thay đổi có thể giúp phương Tây khôi phục cảm giác cân bằng và hy vọng mở đường cho một mối quan hệ có tính xây dựng và bền vững hơn.