Thời gian gần đây, những động thái manh động và quyết liệt của Trung Quốc khiến các nhà quan sát và phân tích sốc và vô cùng ngạc nhiên. Hàng loạt hành vi của Bắc Kinh đã gây cảm giác kinh ngạc và quan ngại nhất trong vài thập niên trở lại.
Trung Quốc lần đầu tiên bộc lộ tham vọng áp đặt quyền lực của mình trong khu vực là tháng Giêng năm 1974 khi họ không cần có nguyên nhân và tuyên bố nào bất ngờ xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tháng Ba năm 1988, Hải quân Trung Quốc đột ngột tấn công các tàu vận tải của Việt Nam, đánh chiếm bảy đảo trong quần đảo Trường Sa.
Năm 1995, Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Sau đó Bắc Kinh bắt đầu xây dựng và củng cố các công trình quân sự trên các rạn san hô lân cận.Năm 2012 Trung Quốc gây xung đột với Philiphines ở bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal), cuối cùng dùng sức mạnh quân sự chiếm đóng bãi cạn này.
Tiếp theo, Bắc Kinh chuyển sự quan tâm của Trung Quốc đến Bãi Cỏ Mây. Tháng Ba năm 2014, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn tàu chở hàng từ Philippines đến cung cấp hậu cần cho lực lượng lính thủy đánh bộ của Philiphines đang đồn trú trên con tàu đắm ở đó.
Tháng 4 năm 2014 Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ HD 981 Hải dương Thạch du khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam cùng với một đội tàu quân dân sự hỗn hợp, gây lên vụ xung đột với Việt Nam mà độ rung chấn lan tỏa ra toàn thế giới, vụ cưỡng đoạt chủ quyền này chỉ lắng lại khi giàn khoan được kéo khỏi vùng tranh chấp trước thời hạn.
Cuối năm 2014, bất chấp dư luận thế giới, Trung Quốc triển khai dự án cải tạo mở rộng tám địa điểm trên khắp quần đảo Trường Sa. Tiến trình nạo vét và bồi đắp rạn Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) chìm dưới nước gây chú ý và quan ngại đặc biệt của quốc tê. Tàu hút Trung Quốc đã chất một đống đá cát khổng lồ trên rạn san hô, nâng đảo chìm lên cao hơn mức nước biển, diện tích của đảo nhân tạo thừa đủ xây dựng một sân bay với đường băng dài 3.000 mét theo chiều dài.
Đảo nhân tạo sẽ là một tàu sân bay không thể đánh chìm, yểm trợ các hành động phiên lưu của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Với những đảo nhân tạo mới được xây dựng, Trung Quốc có thể tổ chức cụm không quân hải quân mạnh yểm trợ cho lực lượng cảnh sát biển, hải giám, ngư trình và các cụm binh lực khác hành động, đe dọa Việt Nam và Philippines.
Gia tăng sự hiện diện lực lượng vũ trang trên quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh theo đuổi vị thế thống trị trên Biển Đông nhằm áp đặt phương án giải quyết các tranh chấp trên thế mạnh đối với các nước ASEAN đồng thời buộc các quốc gia này phải công nhận cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông. Với bàn đạp kinh tế - chính trị sức mạnh này, Bắc Kinh sẽ đứng ở vị thế có quyền kiểm soát và thống trị các lợi ích từ thương mại – vận tải và các dự án đầu tư hạ tầng trong khu vực châu Á thông qua công cụ tài chính – tiền tệ là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Mặc dù những hành động của Trung Quốc gây áp lực lên các nước liên quan đến tranh chấp trong khối ASEAN gia tăng mạnh mẽ, nhưng không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Những áp lực cưỡng đoạt chủ quyền này đã lôi kéo các sức mạnh khác tham gia vào cuộc tranh chấp. Cả Việt Nam và Philiphines đều tăng cường quan hệ với Mỹ để có được sự ủng hộ chống lại tham vọng của Bắc Kinh.
Philippines và Mỹ có một lịch sử hợp tác quân sự lâu dài. Năm 1999, Hiệp định Viếng thăm Quân sự thường xuyên được ký kết. Tháng 4.2014, khi Tổng thống Obama đến thăm Manila, Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng được hai bên ký kết. Hiệp định này cho phép Hải quân Mỹ gia tăng khả năng tiếp cận các cảng biển của Philippines, cho phép quân đội Mỹ sử dụng, luân chuyển lực lượng trên các căn cứ và sân bay quân sự của Philiphines.
Việt Nam cũng đã phát triển mạnh quan hệ quốc phòng - an ninh với Mỹ trong thập kỷ gần đây như một nỗ lực để cân bằng mối quan hệ với Bắc Kinh. Hạn chế và giảm thiểu dần mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Việt Nam cũng không thể hình thành mối quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với Mỹ. Chính quyền Việt Nam hy vọng một quan hệ ngày càng ấm lên với Mỹ sẽ là một động thái răn đe, ngăn chặn với các hành động phiên lưu của Trung Quốc.
Trước đây, Malaysia và Indonesia đứng bên ngoài các tranh chấp, nhưng những hành động của Bắc Kinh trong khu vực này gây lên những quan ngại sâu sắc. Malaysia đã bị chấn động mạnh khi các cuộc tuần biển mà hải quân Trung Quốc tiến hành thường xuyên đã vượt quá bãi cạn James mà Bắc Kinh tuyên bố đây là điểm cực nam của hải giới Trung Quốc, đang thuộc lãnh hải của Malaysia. Trên phương diện công khai lãnh đạo Malaysia tiếp tục chạy theo các chính sách kinh tế Hoa lục nhưng các quan chức quốc phòng đang lo lắng. Malaysia đã lên kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân ở thành phố ven biển Bintulu trong bang Sarawak gần bãi cạn James. Bộ Quốc phòng Malaysia hiện đàm phán để có được sự trợ giúp của Mỹ trong đào tạo và phát triển lực lượng lính thủy đánh bộ theo trên mô hình của Mỹ.
Indonesia là nước lớn của ASEAN, trước đó tự coi mình như một người hòa giải từ vị thế khách quan không có tranh chấp . Tuy nhiên gần đây, Jakarta bắt đầu lo ngại và chú ý vấn đề bảo vệ chủ quyền quần đảo Natuna do tuyên bố của Trung Quốc xung đột với Học thuyết "trục hàng hải toàn cầu" của Indonesia. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Tướng Moeldoko đã đặt sự quan tâm đặc biệt đến nguy cơ bất ổn trên Biển Đông và thông báo: các đơn vị không quân Indonesia tăng cường sẽ được triển khai trên quần đảo Natuna.
Úc phải hành động như thế nào đối với những vấn đề đang hiện diện ở Biển Đông? Một số cho rằng Úc nên tránh vướng vào các vấn đề trong khu vực Đông Á mà hậu quả của nó có thể dẫn đến cuộc đối đầu Mỹ và Trung Quốc. Thời gian mà Úc có thể xác định lợi ích chiến lược của mình trong một giới hạn hẹp đã qua; tình hình bất ổn định trên Biển Đông có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với môi trường an ninh của Úc.
Áp lực không ngừng gia tăng của Trung Quốc lên các nước ASEAN lôi cuốn không chỉ Mỹ, mà cả Nhật Bản, khi đất nước Mặt trời này có mối quan ngại sâu sắc của riêng của mình về tham vọng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư theo tiếng Hoa. Nhật Bản cũng đưa ra những chính sách nhằm tăng cường hợp tác phát triển năng lực kiểm soát hàng hải của Việt Nam và Philippines.)
Trong khi các cường quốc bên ngoài ngày càng tham gia tích cực hơn vào các mâu thuẫn trên biển Đông, một nguy cơ tiềm ẩn chia rẽ sự đồng thuận của ASEAN về tranh chấp Biển Đông. Campuchia và Thái Lan, không có những tranh chấp về chủ quyền và lợi ích quốc gia, hy vọng có được sự đầu tư thích đáng từ Hoa lục sẽ ưu tiên phát triển mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự chia rẽ. ASEAN tiếp tục kinh doanh và phát triển như bình thường, nhưng khối sẽ không hội tụ đủ sức mạnh để trở thành một lực lượng có tiếng nói mạnh mẽ, quyết đoán hơn.
Một kết quả thứ hai có thể hình thành là sự rạn nứt quan hệ giữa Trung Quốc với vài nước đồng minh trong khu vực. Các quốc gia bất mãn và lo ngại quy mô cùng sự gia tăng những tham vọng Trung Quốc, sẽ hút vào mối quan hệ Mỹ-Nhật Bản với hy vọng có được sự ủng hộ trong bảo vệ lợi ích và chủ quyền.
Tình trạng bất ổn và nguy cơ xung đột vũ trang có thể được ngăn chặn nếu các cường quốc bên ngoài lên tiếng tuyên bố những quan ngại của họ về Biển Đông, gây áp lực buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hành động khiêu khích và nghiêm túc đàm phán bộ quy tắc ứng xử với ASEAN.
Năm trước, Trung Quốc đã phải phản ứng với áp lực từ bên ngoài; sự lo sợ về khả năng tham gia của cường quốc bên ngoài đã làm suy giảm hành vi của họ. Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan dầu HD 981 ra khỏi vùng vùng EEZ của Việt Nam tháng 7 năm 2014 sau khi Việt Nam phát động một chiến dịch đấu tranh quốc tế vạch trần các hành động cực đoan, bá quyền của Trung Quốc.
Chính vậy, Australia cần đóng góp tiếng nói của mình trong sứ mệnh kêu gọi công nhận một thực tế: một ASEAN đoàn kết vì lợi ích của chính các quốc gia thành viên.
Bài viết đăng trên ASPI's The Strategist
Theo: QPAN