Đức "quay xe", đặt mua F-35 để thực hiện các nhiệm vụ ném bom hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đang hoạt động duy nhất của phương Tây có khả năng mang vũ khí hạt nhân, triển khai bom hạt nhân B61-12 làm vũ khí hạt nhân chính.
Đức "quay xe", đặt mua F-35 để thực hiện các nhiệm vụ ném bom hạt nhân (Ảnh: Military Watch Magazine)
Đức "quay xe", đặt mua F-35 để thực hiện các nhiệm vụ ném bom hạt nhân (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vào ngày 14/3, đã có thông báo rằng F-35 đã được chọn làm máy bay chiến đấu tiếp theo cho Không quân Đức, sau một quá trình dài nhiều năm để lựa chọn người kế nhiệm cho một phần của phi đội máy bay Tornado già cỗi được giao nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân. Ban đầu Không quân Đức có ý định lựa chọn thay thế phi đội máy bay Tornado của mình bằng các máy bay phản lực thế hệ thứ tư của Eurofighter được chế tạo trong nước.

Tuy nhiên việc các mẫu máy bay của Eurofighter không thực hiện các vai trò áp chế tấn công điện tử hoặc tấn công hạt nhân đã khiến nước này cân nhắc mua lại F-18E / F Super Hornet của Mỹ. Tuổi đời cao cùng với chi phí mua lại cao khiến cho Không quân Đức từ bỏ việc mua lại dòng máy bay F-18E / F Super Hornet và chuyển hướng sang F-35. Đây là hợp đồng mới nhất trong số nhiều hợp đồng lớn mà F-35 đã đạt được trong những năm gần đây, liên tục đánh bại F-18E / F và các mẫu máy bay chiến đấu khác của châu Âu như Eurofighter.

Máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Đức (Ảnh: Miltary Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Đức (Ảnh: Miltary Watch Magazine)

Điều đáng chú ý nhất về quyết định mua F-35 của Đức là dưới thời chính quyền tiền nhiệm của Thủ tướng Angela Merkel, những lời kêu gọi mua lại máy bay phản lực tàng hình đã bị phản đối rất mạnh mẽ. Thật vậy, chưa đầy 4 năm trước khi kế hoạch mua lại F-35 được công bố, người đứng đầu Lực lượng Không quân Đức, Trung tướng Karl Mullner đã buộc phải từ chức do có các động thái ủng hộ mạnh mẽ việc mua lại F-35. "Không quân Đức coi khả năng của F-35 là tiêu chuẩn cho quá trình lựa chọn thay thế Tornado và tôi nghĩ rằng tôi đã thể hiện rõ lập trường và điều mà lực lượng không quân Đức mong muốn", ông Karl Mullner cho biết. Lý do chính để bác bỏ ý kiến mua máy bay chiến đấu của Mỹ, loại máy bay được coi là hiệu quả nhất về chi phí so với máy bay châu Âu, là áp lực từ ngành công nghiệp địa phương trong việc hỗ trợ chương trình Eurofighter. F-35 là một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được sản xuất hàng loạt và được trang bị ở cấp độ phi đội tại nhiều nước trên thế giới cùng với J-20 của Trung Quốc. Mặc dù hiện khả năng chiến đấu cường độ trung bình của F-35 bị các quan chức quốc phòng chỉ trích gay gắt, nó vẫn được kỳ vọng sẽ có tiềm năng lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của phương Tây khi những nâng cấp cho loại máy bay này sẽ tiếp tục được thực hiện trong vài thập kỷ tới. Hai phi đội F-35 đầu tiên của Đức dự kiến ​​sẽ hoạt động vào năm 2030.

Máy bay chiến đấu F-35 phóng tên lửa không đối không AIM-120 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu F-35 phóng tên lửa không đối không AIM-120 (Ảnh: Military Watch Magazine)

F-35 sẽ trở thành máy bay thực hiện các nhiệm vụ hạt nhân cho Không quân Đức vì các máy bay Eurofighter hiện không thể sử dụng các vũ khí hạt nhân. Mặc dù Đức không sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng NATO đã nỗ lực giải quyết các hạn chế hạt nhân thông qua các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân, theo đó các quốc gia phi hạt nhân khai thác máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sẽ được huấn luyện sử dụng chúng và cất giữ các đầu đạn của Mỹ tại quốc gia của họ. Điều này cho phép Mỹ có thể chuyển đầu đạn hạt nhân cho các đồng minh của mình trong trường hợp xảy ra chiến tranh lớn, đồng nghĩa với việc Đức và nhiều quốc gia phi hạt nhân khác trên khắp châu Âu sẽ trở thành quốc gia có vũ khí hạt nhân chỉ trong một đêm. F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đang hoạt động duy nhất của phương Tây có khả năng mang vũ khí hạt nhân, triển khai bom hạt nhân B61-12 làm vũ khí hạt nhân chính.

Bom hạt nhân B61-12 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Bom hạt nhân B61-12 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố về kế hoạch mua F-35: “Quyết định về 'người kế nhiệm' phi đội Tornado đã được đưa ra, đó chính là máy bay F-35. Dòng máy bay này sẽ thay thế hoàn toàn phi đội Tornado vào năm 2030". Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht nói thêm rằng: "F-35 mang lại tiềm năng hợp tác độc đáo với các đồng minh NATO và các đối tác khác của chúng tôi ở châu Âu." Dự kiến, nước này sẽ mua được biến thể F-35A, loại máy bay có chi phí thấp nhất thời điểm hiện tại và được thiết kế để sử dụng cho Không quân Mỹ. Đáng chú ý là F-35 sẽ không được giao nhiệm vụ tấn công điện tử như dự định ban đầu, lý do là bởi Không quân Đức chuẩn bị mua 15 chiếc Eurofighter để thực hiện nhiệm vụ này.

Theo Military Watch Magazine