Anh cử đội tàu hùng hậu chưa từng thấy băng qua các vùng biển “nóng” của châu Á

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Lực lượng hải quân hùng hậu nhất của Anh trong nhiều năm gần đây dự kiến sẽ có hành trình kéo dài ở Thái Bình Dương trong tháng 5 tới, Bộ trưởng Quốc phòng nước này tuyên bố.
Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Anh trong một cuộc tập trận hồi tháng 10/2020 (Ảnh: Royal Navy)
Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Anh trong một cuộc tập trận hồi tháng 10/2020 (Ảnh: Royal Navy)

“Khi Nhóm Tác chiến Hàng không mẫu hạm (CSG) của chúng tôi khởi hành vào tháng tới, nó sẽ nâng cao ngọn cờ về một nước Anh toàn cầu – khẳng định tầm ảnh hưởng của chúng tôi, đánh tín hiệu về sức mạnh của chúng tôi, sát cánh cùng những người bạn của chúng tôi và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc giải quyết những thách thức an ninh của ngày hôm nay và mai sau” – Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố trong hôm đầu tuần.

“Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) không lùi bước, mà tiến về phía trước để đóng vai trò tích cực hơn trong việc hình ảnh hệ thống quốc tế của thế kỷ 21” – ông Wallace nói thêm.

Nhóm tác chiến được dẫn đầu bởi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, đánh dấu hành đợt triển khai đầu tiên của nó. Con tàu này – 1 trong hai hàng không mẫu hạm của Anh – là chiến hạm lớn nhất mà Anh từng triển khai ra biển.

Gia nhập cùng nhóm của tàu sân bay này là 2 chiến hạm, 2 khu trục hạm chống ngầm, 1 tàu ngầm và 2 tàu hỗ trợ; tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh cho hay.

Một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ sẽ gia nhập nhóm tác chiến này, ngoài ra còn có một khu trục hạm phụ trách phòng không đến từ Hà Lan. Sức mạnh trên không của nhóm tác chiến này sẽ tập trung vào các chiến đấu cơ tàng hình RAF F-35B và F-35B của Lục quân Mỹ - tất cả đều cất cánh từ hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth, trọng tải 65.000 tấn.

Khi một phiên bản của nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm này cùng xuất quân trong cuộc tập trận ngoài khơi Scotland mùa Thu năm ngoái, Bộ Quốc phòng Anh nói rằng nó là “sự tập trung lớn nhất các chiến đấu cơ hoạt động trên biển, xuất phát từ một hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoàng gia, kể từ sau tàu HMS Hermes vào năm 1983”.

Họ cũng nói rằng đây là “nhóm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 lớn nhất trên biển, xét trên toàn thế giới”.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng n

hóm tác chiến tàu sân bay của Anh “sẽ là hạm đội có sức mạnh lớn nhất được triển khai bởi một lực lượng hải quân duy nhất của châu Âu trong những năm gần đây”.

Anh chuyển hướng sang Ấn Độ-Thái Bình Dương

Một chiếc F-35 của Mỹ triển khai trên tàu HMS Queen Elizabeth của Anh trong một cuộc tập trận (Ảnh: CNN)

Một chiếc F-35 của Mỹ triển khai trên tàu HMS Queen Elizabeth của Anh trong một cuộc tập trận (Ảnh: CNN)

Trong tháng 3 năm nay, Anh công bố một bản đánh giá toàn diện về chính sách quân sự và ngoại giao, trong đó xác nhận về việc chuyển hướng tập trung sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

Trong lúc tuyên bố về việc triển khai nhóm tác chiến hôm đầu tuần này, Bộ Quốc phòng anh cho hay việc triển khai nhằm giúp Anh tăng cường vai trò an ninh trong khu vực, thông qua các cuộc tập trận chung với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Điều này cũng làm nổi bật một trong những mối quan hệ an ninh lâu đời nhất của Anh – đó là Thỏa thuận Phòng thủ 5 Cường quốc (FPDA) gồm Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand và UK. Cuộc tập trận Bersama Lima sẽ đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày ký thỏa thuận này; theo Bộ Quốc phòng Anh.

Như một phần trong hành trình tới Thái Bình Dương, nhóm tác chiến sẽ thăm 40 quốc gia. Trên hành trình này, nhóm tác chiến của Anh sẽ đi qua biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương trước khi tới Thái Bình Dương, băng qua gần 30.000 dặm (48.280 km).

Anh không công khai tuyến đường chính xác của nhóm tác chiến ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng chuyến thăm Singapore được lên kế hoạch trước sẽ đặt nhóm này ở vị trí cửa ngõ Biển Đông và đi qua vùng biển cho thấy họ rõ ràng hướng tới các chặng dừng chân bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như tất cả 1,3 triệu dặm vuông trên Biển Đông, và luôn phản đối sự hiện diện của các chiến hạm nước ngoài ở khu vực này.

Tháng 3 vừa qua, nhận định về đợt triển khai của Anh và hoạt động của quân đội Pháp ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “cực lực phản đối bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các vấn đề trong khu vực núp dưới cái danh “tự do hàng hải” và gây tổn hại tới lợi ích chung của các nước trong khu vực”.

Nhóm tác chiến của Anh cũng dự kiến đi qua vùng biển phía Đông Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ.

Trong bản đánh giá quốc phòng mới, chính phủ Anh cũng nhắc tới những thách thức mà Trung Quốc gây ra. “Sức mạnh và sự áp đặt ngày càng tăng của Trung Quốc rất có khả năng sẽ trở thành nhân tố địa-chính trị lớn nhất trong những năm 2020”; bản đánh giá có đoạn, và mô tả Bắc Kinh là “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh kinh tế của UK”.

Bản đánh giá cũng nói rằng, Anh có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự trên toàn thế giới.