Vì sao Fed vẫn cẩn trọng với lạm phát (?): Góc nhìn từ chuyên gia

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) ở Mỹ trong tháng 2/2023 đã tăng 0,3% so với tháng trước, giảm nhẹ so với mức tăng 0,6% trong tháng 1, nhưng vẫn chưa làm FED thỏa mãn.

Người tiêu dùng đi mua hàng tại một cửa hiệu ở Bethesda, Maryland (Ảnh: Getty)
Người tiêu dùng đi mua hàng tại một cửa hiệu ở Bethesda, Maryland (Ảnh: Getty)

Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 2/2023 đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 4,7% so với cùng kỳ trong tháng 1.

Trước đó, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng rằng chỉ số lạm phát này sẽ tăng ở mức 0,4% theo tháng trong tháng 2, tức ngang với mức tăng trong tháng 1.

Mức tăng PCE thấp hơn so với dự báo cho thấy lạm phát vẫn cách mức mục tiêu đặt ra khá xa mặc dù Fed đã nâng lãi suất với nhịp độ nhanh trong suốt một năm qua.

PCE giảm là một dấu hiệu tích cực, song mức tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái vẫn cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2% mà ngân hàng trung ương Mỹ đặt ra. Tỷ lệ lạm phát dịch vụ - một hạng mục đang được FED quan tâm – cũng cao hơn so với tỷ lệ lạm phát đối với hàng hóa.

Theo Barron's, dữ liệu lạm phát mới nhất được ghi nhận trước khi Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ, bởi vậy nó không phản ánh bất kỳ đà suy giảm kinh tế hay thắt chặt các điều kiện tín dụng xảy ra do tình trạng bất ổn trong hệ thống ngân hàng.

Dữ liệu PCE trong tháng 3 – dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 4, chỉ vài ngày trước khi Fed tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo – sẽ thể hiện rõ nét hơn tầm ảnh hưởng của tình trạng bất ổn trong hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, dữ liệu tháng 2 cho thấy rõ lý do tại sao mà Fed cảm thấy cần thiết phải nâng lãi suất quỹ liên bang thêm một lần nữa vào đầu tháng này, bất chấp những vấn đề trong phản ứng khẩn cấp của ngân hàng và cơ quan quản lý.

Số liệu lạm phát tháng 2 năm nay cũng trùng với dữ liệu tháng 12/2022 và tốc độ tăng lạm phát theo năm, và chỉ là một bước tiến nhỏ trong cuộc chiến chống lạm phát nếu so với mức tăng nhẹ trong tháng 1/2023.

Chỉ số lạm phát cơ bản đã giảm nhẹ trong tháng 2 (Ảnh: Bộ Thương mại Mỹ)

Chỉ số lạm phát cơ bản đã giảm nhẹ trong tháng 2 (Ảnh: Bộ Thương mại Mỹ)

Chỉ số PCE tổng thể tháng 2/2023, bao gồm cả các danh mục thực phẩm và năng lượng, đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 5,3% trong tháng trước.

Tốc độ tăng lạm phát hàng tháng đã giảm từ 0,6% xuống còn 0,3%, trùng với mức lõi. Điều này cho thấy mức tăng lạm phát trong tháng 2 chủ yếu đến từ các danh mục khác ngoài thực phẩm và năng lượng. Giá thực phẩm đã tăng 0,2% trong tháng, trong khi giá năng lượng giảm 0,4%.

Mức tăng lạm phát trong tháng 2 một phần là do giá hàng hoá tăng, với mức tăng khoảng 0,2% so với tháng trước và 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dịch vụ còn tăng nhanh hơn, với mức tăng 0,3% trong tháng 2 và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Fed hiện đang tập trung chủ yếu vào lạm phát dịch vụ, bởi lĩnh vực này vẫn chưa có dấu hiệu giảm và có thể rất khó kiềm chế.

Điều này có nghĩa rằng, mặc dù dữ liệu của Fed cho thấy bước tiến trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng nó vẫn chưa đủ lớn đối với một ngân hàng trung ương đang muốn giảm lạm phát nhanh hơn.

“Mặc dù Fed hiểu rõ rằng sức ép trong hệ thống ngân hàng sẽ tạo nên "làn gió ngược" cho nền kinh tế và có khả năng làm chậm lạm phát, nhưng dữ liệu được đưa ra ngày hôm nay không khiến chúng tôi nghĩ rằng Fed sẽ tạm ngừng việc nâng lãi suất vào tháng 5,” Chris Zaccarelli, trưởng phòng đầu tư đến từ Independent Advisor Alliance, nhận định.

PCE vốn khác với thước đo lạm phát khác mà nhiều người hay theo dõi, chỉ số giá tiêu dùng (PCI), chủ yếu là do chỉ số này đặc biệt coi trọng một số hạng mục. Ví dụ, CPI tạo sức nặng cho giá nhà cao hơn nhiều so với PCE, bởi vậy mà CPI đã tăng cao hơn trong những tháng gần đây do giá nhà ở và giá thuê nhà tăng mạnh.

Các nhà kinh tế học kỳ vọng rằng giá nhà ở sẽ giảm đáng kể ở cả hai thước đo lạm phát trong những tháng tới, để phản ánh mức giảm giá mà dữ liệu theo thời gian thực chưa phản ánh được. Do đó, Fed hiện đang tập trung nhiều hơn vào các yếu tố tác động đến lạm phát lõi, ngoại trừ giá nhà ở vốn đang tăng tốc trong những tháng gần đây.

Một điểm sáng hiếm hoi trong gói dữ liệu mới, cái gọi là danh mục dịch vụ “siêu lõi”, cho thấy giá cả tăng 0,27% trong tháng 2, theo tính toán của Ian Shepherdson, kinh tế gia trưởng tại Pantheon Macroeconomics. Đây là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 7/2022, với dữ liệu cho thấy xu hướng giảm đang diễn ra.

Ngoài giá cả, báo cáo mới cũng cho thấy người tiêu dùng đã bắt đầu giảm mạnh chi tiêu trong tháng 2, sau một khởi đầu năm mạnh mẽ. Điều này cho thấy lạm phát và lãi suất tăng có thể bắt đầu tác động tới ngân sách của các hộ gia đình, kể cả từ trước khi sự sụp đổ của SVB khiến các nhà đầu tư hoảng sợ.

Chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 0,2% trong tháng 2, trong khi chỉ số này trong tháng 1 tăng 2%. Nếu điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu đã giảm 0,1% trong tháng trước./.

Theo Barrons