Video được ghi lại bên trong một xe điều khiển hỏa lực của khẩu đội, cho thấy cảm biến quang học của hệ thống đã khóa vào một tín hiệu tên lửa hành trình Nga đang lao tới mục tiêu ở Ukraine. Phát bắn đầu tiên vào tên lửa hành trình Nga bay trượt trượt, nhưng phát thứ hai có thể được nhìn thấy vượt qua mục tiêu và phát nổ dữ dội, khiến kíp trắc thủ trên xe reo hò vui sướng.
Quân đội Ukraine, sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Crotale-NG bắn hạ một tên lửa hành trình Nga. Video Ukraine Weapons Tracker. |
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu lần đầu tiên xác nhận đã chuyển giao 2 khẩu đội tên lửa phòng không Crotale-NG cho Ukraine vào tháng 11/2022. Tổng thống Emmanuel Macron sau đó đã tuyên bố về gói viện trợ cho Ukraine này trong bài phát biểu trên tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle vào tháng 12.
Crotale là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn được thiết kế trong Chiến tranh Lạnh nhằm bảo vệ một khu vực địa phương chống lại những phương tiện bay tầm thấp, tương tự như các tên lửa hành trình của Nga, tấn công vào các mục tiêu của quân đội Ukraine.
Hệ thống Crotale-NG được sử dụng để đối phó với trực thăng quân sự, máy bay không người lái (UAV) ở độ cao từ thấp đến trung bình, máy bay chiến đấu bay ở độ cao thấp. Hệ thống, ban đầu có tên là được phát triển bởi Thomson CSF Matra, nay là Tập đoàn Thales.
Ban đầu, hệ thống Crotale R440 do công ty Rockwell International, Thomson-Houston và Mistral ở Pháp cho Nam Phi, được đặt tên là Cactus . Nhưng những kết quả đạt được của hệ thống gây ấn tượng với Lực lượng Vũ trang Pháp và Bộ quốc phòng Pháp đã mua hệ thống này cho cả Lực lượng bộ binh và hải quân.
Cuối những năm 80, Crotale R440 trải qua quá trình hiện đại hóa sâu và được mang tên Crotale NG (Thế hệ tiếp theo). Trong quá trình hiện đại hóa, tất cả các thành phần chính của vũ khí được thay thế, gia tăng đáng kể hiệu suất chiến đấu. Năm 1990, những tên lửa mới, xe điều hành tác chiến và các mooc kéo được đưa vào sản xuất hàng loạt. Quá trình chuyển đổi sang Crotale NG tiếp tục cho đến giữa thập kỷ này.
Các khẩu đội Crotale-NG (biệt danh Rắn đuôi chuông -“Rattlesnake”) do Paris chuyển giao bao gồm một xe điều khiển hỏa lực, kết nối với 2 đến 4 bệ phóng tên lửa trên các xe moóc kéo, mỗi xe có một tháp phóng xoay nặng 4,3 tấn với 8 tên lửa VT1.
Đài radar trinh sát trên xe vận tải có khả năng phát hiện ban đầu và theo dõi tối đa 12 mục tiêu, sử dụng radar doppler Mirador IV diện rộng hơn băng tần S có hiệu quả lên tới 12,4 dặm (20 km). Hệ thống radar có khả năng phân loại các mục tiêu bằng khí tài nhận dạng bạn hay thù (IFF). Hệ thống radar thực hiện nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các bệ phóng cụ thể.
Sau khi nhận được tọa độ mục tiêu, các bệ phóng trên xe mooc khóa mục tiêu bằng radar điều khiển hỏa lực dải Ku gắn trên tháp pháo; radar có thể theo dõi hẹp một mục tiêu cụ thể trong phạm vi dài hơn 18,6 dặm (30km). Tháp pháo cũng sử dụng 2 cảm biến quang học ánh sáng ban ngày Mascot và quang ảnh nhiệt Castro, thiết bị đo khoảng cách hồng ngoại, có thể theo dõi mục tiêu trực quan trong phạm vi 9-12 dặm (đến 15 km).
Xe phóng tên lửa Crotale-NG. Ảnh Popular Mechanics |
Do hệ thống được tự động hóa cao, quá trình phát hiện, nhận dạng và khóa mục tiêu được hoàn thành chỉ trong 5 giây, khi đó các bệ phóng có thể phóng liên tiếp tối đa 2 tên lửa VT-1 cho mỗi mục tiêu. Một mục tiêu 2 tên lửa cho xác suất tiêu diệt là 90%.
Tên lửa đánh chặn VT1 mới với tốc độ Mach 3,5, hệ số tải trọng 35G, tầm bắn 11 km, đầu đạn 13 kg (vùng tiêu diệt 8 m) và trần bay 6.000 m, được dẫn đường bằng các lệnh vô tuyến chùm tia hẹp dựa trên sự kết hợp giữa radar và rãnh cảm biến quang học trên các xe phóng tên lửa. Cấu trúc sử dụng nhiều cảm biến khiến hệ thống dẫn đường chính xác hơn, khó bị gây nhiễu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Crotale-NG do Pháp sản xuất viện trợ cho Ukraine. Video Thales. |
Hiện nay, Ukraine đã nhận được khoảng hơn một chục loại hệ thống tên lửa phòng không SAM khác nhau từ phương Tây (không tính các tổ hợp tên lửa cơ động như Stinger và Mistral) và các loại vũ khí phòng không trước đây của Liên Xô.
Crotale-NG của Ukraine là thiết kế thế hệ thứ 2, được nâng cấp và hiện đại hóa sâu ra mắt vào năm 1989. Quân đội Pháp giữ lại ít nhất 10 khẩu đội Crotale-NG sau khi chuyển giao cho Ukraine một số lượng không xác định, các quốc gia thành viên NATO là Phần Lan, Hy Lạp Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Bahrain vẫn giữ loại tên lửa này trong biên chế vũ khí trang bị
Điểm đặc biệt là quốc gia sử dụng Crotale nhiều nhất là Trung Quốc, đã mua một số khẩu để “đánh giá” vào những năm 1970 và thiết kế lại thành hệ thống HQ-7 trên xe tải 4x4. HQ-7 được phát triển thành tổ hợp phòng không hải quân (SAM) HHQ-7 với bệ phóng tên lửa 8 ống phóng, trang bị cho nhiều chiến hạm từ những năm 1990 và 2000 và hệ thống tên lửa phòng không chiến trường HQ-7B, trang bị tên lửa dẫn đường hồng ngoại lắp đặt trên xe thiết giáp bánh hơi 6x6. Các mẫu xuất khẩu FM-80 và FM-90 của Trung Quốc được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang Algeria, Bangladesh, Pakistan, Turkmenistan và Iran. Một số quốc gia trên cơ sở của HQ-7 phát triển nhiều biến thể nội địa.
Theo Popular Mechanics