Ukraine có VĐV dự Olympic ít nhất lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm nay, Ukraine chỉ cử đoàn 140 vận động viên tới tham gia thi đấu, đây là đoàn Olympic ít người nhất trong lịch sử nước này. Ukraine đến Thế vận hội Paris 2024 với kỳ vọng giành 20 huy chương các loại.

Volodymyr Androschuk, người từng được ca ngợi là “Niềm hy vọng lớn lao của điền kinh Ukraine” đã tử trận sau khi vào quân đội (Ảnh: Creaders).
Volodymyr Androschuk, người từng được ca ngợi là “Niềm hy vọng lớn lao của điền kinh Ukraine” đã tử trận sau khi vào quân đội (Ảnh: Creaders).

Giấc mơ bỏ dở

Đã có 487 vận động viên và huấn luyện viên người Ukraine đã chết trong cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài hơn 2 năm qua.

Một trong những vận động viên xấu số có thể nhắc đến là Volodymyr Androschuk, người từng được ca ngợi là “Niềm hy vọng lớn lao của điền kinh Ukraine”.

Người thanh niên nông thôn đến từ làng Suslivts phía Tây Ukraine sinh ra đã gắn liền với khoai tây, lúa gạo và đất đai. Anh dấn thân vào con đường thể thao vì một giáo viên tiểu học đã phát hiện ra tốc độ bẩm sinh của anh.

Androschuk bắt đầu tập luyện thể thao tại CLB điền kinh ở thị trấn Letichiv gần đó. Vào năm 2018 và 2019, anh đã giành chức vô địch 10 môn phối hợp Giải trẻ quốc gia Ukraine trong hai năm liên tiếp và đại diện cho Ukraine tham dự Giải vô địch điền kinh U18 và U20 châu Âu.

Volodymyr Androschuk, nhà vô địch điền kinh 10 môn phối hợp.

Androschuk từng mơ ước được đại diện cho Ukraine thi đấu tại Thế vận hội Paris - nếu có thể.

Kien tuong nhay sao.png
Volodymyr Androschuk, nhà vô địch điền kinh 10 môn phối hợp.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Androschuk đã tình nguyện nhập ngũ và vào Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 95 Ukraine. Vào tháng 1/2023, Androschuk tử trận trong một chiến dịch gần Bakhmut ở miền đông Ukraine khi mới 22 tuổi.

Anastasia Ignatenko tai nang.png
Anastasia Ignatenko vận động viên thể dục dụng cụ tài năng từng đoạt nhiều huy chương trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, nữ vận động viên cử tạ 14 tuổi Alina Pereyhudova, được tập luyện chuẩn bị cho Giải vô địch châu Âu 2023, nhưng đã bị trúng đạn pháo và chết cùng mẹ ở Mariupol.

Theo hãng tin AP, Ukraine có ý định cử nhiều vận động viên Olympic đi tập huấn ở nước ngoài với hy vọng giữ vững sức mạnh tại Thế vận hội mùa hè Paris 2024.

Nhưng không phải ai cũng muốn rời xa quê hương và người thân, nhiều người quyết định ra mặt trận chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước.

Thể thao khó tách khỏi chính trị

Là một cường quốc Olympic truyền thống, Nga thường xuyên cử một đoàn vận động viên hùng hậu đến các kỳ Thế vận hội Olympic trước đây. Tuy nhiên, lần này do lệnh trừng phạt của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) nên chỉ có 15 vận động viên Nga và 17 vận động viên Belarus được phép thi đấu với tư cách "Vận động viên cá nhân trung lập" (AIN).

Tuyen thu Nga phai thi dau voi tu cach tuyen thu tu do.png
Vận động viên Nga và Belarus phải thi đấu dưới danh nghĩa tuyển thủ cá nhân trung lập (AIN)

Những vận động viên này sẽ không được mặc trang phục với màu cờ Nga. Nếu họ giành được huy chương vàng. Cờ AIN màu trắng xanh sẽ được kéo lên trên bục trao huy chương và nhạc không lời trung lập sẽ được phát thay vì quốc ca Nga.

Đây là lần thứ tư liên tiếp các vận động viên Nga phải thi đấu với hình thức thu hẹp. Ngay cả trước khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, Nga đã bị trừng phạt vì vụ bê bối doping được cho là do nhà nước bảo trợ. Lần gần đây nhất các vận động viên Nga thi đấu trong màu cờ quốc gia và quốc ca là tại Thế vận hội Rio de Janeiro 2016.

Với những ​​điều kiện như vậy để được thi đấu, nhiều vận động viên Nga đã từ chối lời mời tham gia, gọi các điều kiện của Ủy ban Olympic quốc tế là “đáng hổ thẹn” và “phi tinh thần thể thao”.

Có người nói thể thao nên tránh xa chính trị. Nhưng trong thế giới ngày nay, Thế vận hội (Đại hội Olympic thế giới) chưa bao giờ chỉ là một sự kiện thể thao mà nó còn là sân khấu thể hiện sức mạnh quốc gia và lan tỏa các quan niệm giá trị.

Azanenka tuyen bo bo thi dau.jpg
Victor Azanenka tuyên bố không tham dự Thế vận hội Paris vì không chấp nhận các điều kiện của IOC.

Từ việc Jesse Owens đập tan “thuyết ưu việt của người Aryan” của Đức Quốc xã tại Thế vận hội năm 1936 cho đến dấu tay thể hiện “sức mạnh da đen” của các vận động viên người Mỹ da đen Smith và Carlos năm 1968, Thế vận hội Olympic luôn giương cao ngọn đuốc vì tự do và nhân tính.

Theo Sina, Creaders