Trung-Triều “chơi bài ngửa”, Kim Jong Un nói Trung Quốc “tiêm nhiễm bá quyền“

VietTimes -- Trước hành động Triều Tiên phóng tên lửa ngày 7/2, tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) nhấn mạnh: Trung-Triều chơi bài ngửa là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhấn mạnh: "Trung Quốc đã bị tiêm nhiễm ý thức chủ nghĩa bá quyền, Bình Nhưỡng không bao giờ nhượng bộ trước Bắc Kinh".
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

      Ngày 7/2/2016, cuối cùng Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa, dường như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không quan tâm gì đến những lời chỉ trích của dư luận quốc tế. Trước đó, ông Kim Jong Un đã từng nói với các đảng viên Đảng Lao động Triều Tiên rằng, động tác vũ khí hạt nhân là muốn để cho Trung Quốc xem.

     Trung Quốc –Triều Tiên chơi bài ngửa là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra. Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đã phân tích về trạng thái tâm lý tự tin của ông Kim Jong Un khi thúc đẩy lộ trình cứng rắn.

 Nhà lãnh đạo Kim Jong Un càng đi càng cô độc

     Ngày 7/2/2016, tờ Sankei Shimbun đưa tin, ngày 2-3/2/2016, Bình Nhưỡng đã tổ chức hội nghị mở rộng của Đảng và quân đội Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có bài phát biểu quan trọng, yêu cầu Triều Tiên cần xây dựng chủ nghĩa Kim Nhật Thành và Kim Jong Il trên toàn xã hội; Đồng thời chỉ ra rằng thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên là để đối với với chính sách đối địch của Mỹ.

     Ông Kim Jong Un chỉ ra thêm một bước rằng, Triều Tiên buộc phải duy trì sự cảnh giác tối cao đối với Trung Quốc. Lời phát biểu này của ông Kim Jong Un thể hiện những rạn nứt trong mối quan hệ Trung- Triều ngày càng hằn sâu hơn.

     Ý thức tư tưởng cán bộ của Triều Tiên cho rằng: Trung Quốc đã bị tiêm nhiễm ý thức chủ nghĩa bá quyền, đồng thời từ bỏ nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù là quốc gia hữu hảo có mối quan hệ “máu mủ”, nhưng Trung Quốc lại nhiều lần gây sức ép cho Triều Tiên về vụ thử nghiệm hạt nhân.

 Hình ảnh vụ phóng tên lửa Triều Tiên trên kênh truyền hình KRT của nước này. Ảnh: Reuters

     Cũng chính vì những lý do này mà ngày 6/1/2016, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã ra chỉ thị thử nghiệm bom nhiệt hạch, hành động này là nhằm mục đích để Bắc Kinh nhìn thấy Triều Tiên cứng rắn thế nào. Và bản thân ông Kim Jong Un đã nhiều lần nói với các quan chức cấp cao thân tín rằng: “Chúng ta tuyệt đối không được nhượng bộ trước Trung Quốc”.

     Trong khi Trung Quốc lại tỏ ra hết sức “bình tĩnh” trước những thách thức hết lần này đến lần khác của Triều Tiên, là do xuất phát từ lợi ích của bản thân Trung Quốc, vì Triều Tiên là một quân bài trong tay Bắc Kinh, vẫn còn giá trị lợi dụng, chính vì vậy, Bắc Kinh luôn giữ thái độ nhẫn nhịn.

     Và điều này đã khiến nhà lãnh đạo Kim Jong Un càng được đà lấn tới; Dường như ông Kim đã nhìn thấy điểm yếu của Bắc Kinh, cho rằng bất luận Bình Nhưỡng hành động gì đều là an toàn. Trung Quốc lại tham gia vào hoạt động trừng phạt của cộng đồng quốc tế cắt đứt nguồn cung dầu mỏ, nhưng chưa đến mức phải cắt đứt mối quan hệ thương mại. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 90% tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên, có thể nói là người duy trì “sự sống” cho Triều Tiên.

     Triều Tiên cũng đã từng mong muốn phá vỡ cục diện này, do đó, năm 2012, ông Kim Jung Un kêu gọi cải cách kinh tế, đặc biệt là tập trung cho cải cách nông nghiệp; khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất. Tuy nhiên, năm 2015, Triều Tiên phải đối mặt với trận hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 1 thế kỷ, sản lượng lương thực giamgr 6,3% so với năm 2014, tuy nhiên bản báo cáo mà nước này đưa ra vẫn rất “cao giọng”: “Cải cách nông nghiệp đạt được sự thành công vượt bậc”; Thực tế là ông Kim Jong Un và đất nước do ông lãnh đạo đang ở trong trạng thái bị cô lập nghiêm trọng.

     Còn đối với thông cáo phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên, thậm chí cả chính phủ Nga – quốc gia đã từng ủng hộ Triều Tiên đều cảnh báo rằng: “Cần thận trọng xem xét cái giá mà hành vi thiển cận này phải trả”; Trong khi đó, ông Kim Jong Un gần như bỏ ngoài tai tất cả, ông đã hành quyết người chú rể của mình là chính trị gia Jang Song-thaek, rồi lại mất đi trợ lý cấp cao về ngoại giao Kim Yang-Gon.

     Sau đó, ông Kim lại trọng dụng nhân vật thuộc trường phái cứng rắn Jon Yong-chol. Truyền thông Trung Quốc hậm hực cho rằng, ông Kim Jong Un đã để mất môi trường mà những người xung quanh có thể khuyên nhủ và đối thoại. Kim Jong Un càng đi càng xa, kiên trì lộ trình cứng rắn, điều này có nghĩa là gì? E rằng không ai có thể lý giải điều này.

H.L