Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Động cơ WS-15 có khả năng đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về hiệu suất của động cơ máy bay chiến đấu.
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Từ giữa những năm 1950, lĩnh vực hàng không quân sự của Trung Quốc đã sản xuất nhiều loại động cơ cho các mẫu máy bay chiến đấu phản lực khác nhau như máy bay chiến đấu J-7 và máy bay ném bom H-6. Hai mẫu máy bay trên của Trung Quốc nhận được nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian cuối Chiến tranh Lạnh, với việc nền kinh tế chưa phát triển đã khiến Trung Quốc đi chậm hơn so với Liên Xô và Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không quân sự. Trung Quốc bắt đầu thu hẹp khoảng cách công nghệ vào những năm 1990, nhờ những khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển thông qua việc chuyển giao công nghệ từ Nga và Ukraine, những quốc gia kế thừa ngành công nghiệp động cơ phản lực của Liên Xô. Thành quả đáng chú ý đầu tiên đối với ngành hàng không quân sự của Trung Quốc là việc chế tạo động cơ WS-10, được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Mặc dù WS-10 gặp một số vấn đề về hiệu suất trong khoảng thời gian đầu, nhưng sau một vài lần sửa đổi nó đã dần hoàn thiện và trở thành động cơ đáng tin cậy nhất được trang bị trên các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Ban đầu động cơ WS-10 được lắp cho các máy bay chiến đấu dòng J-11, đến cuối những năm 2010, động cơ này được trang bị trên 5 lớp máy bay riêng biệt. Phiên bản mới nhất của động cơ, WS-10C, được lắp trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Trung Quốc là J-20.

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

Chia sẻ về những tiến bộ đang đạt được trong quá trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu của đất nước, thành viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Li Zhiqiang, đã nói rõ trong một báo cáo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng Trung Quốc có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của động cơ máy bay chiến đấu. Ông Li nhấn mạnh rằng khoảng cách khoảng cách công nghệ của Trung Quốc với các quốc gia hàng đầu về công nghệ động cơ phản lực đã được thu hẹp. Việc có thể cung cấp độc lập động cơ phản lực là rất quan trọng vì nếu phụ thuộc vào nhập khẩu chắc chắn sẽ làm hạn chế khả năng của máy bay Trung Quốc, ông Li chia sẻ thêm.

Tuyên bố của ông Li được đưa ra sau khi máy bay chiến đấu J-20 (trang bị động cơ WS-10C được phát triển trong nước) thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Airshow China 2021, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành hàng không quân sự Trung Quốc, tạo điều kiện sản xuất quy mô lớn hơn nhiều cho máy bay phản lực.

J-20 sử dụng động cơ WS-15 trong chuyến bay thử nghiệm (Ảnh: Military Watch Magazine)

J-20 sử dụng động cơ WS-15 trong chuyến bay thử nghiệm (Ảnh: Military Watch Magazine)

J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới được sản xuất hàng loạt và được trang bị ở cấp độ phi đội. Những phiên bản J-20 đầu tiên sử dụng động cơ AL-31FM2 do Nga cung cấp. J-20 được đầu tư rất nhiều từ vũ khí, cảm biến mới cho đến động cơ mới, với một biến thể hai chỗ ngồi được cho ra mắt vào tháng 10 năm 2021. Mỹ hiện đang là quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay chiến đấu phản lực với động cơ F135 được trang bị trên tiêm kích F-35. Trung Quốc cũng không kém cạnh khi đang phát triển một loại động cơ có sức mạnh tương tự F135 là WS-15, loại động cơ này đã được lắp trên máy bay chiến đấu J-20 và bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2022. Dự kiến động cơ WS-15 sẽ chính thức được Trung Quốc đưa vào sử dụng trong năm 2024. Động cơ WS-15 có khả năng đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về hiệu suất của động cơ máy bay chiến đấu.

Theo Military Watch Magazine