Trung Quốc đang thực thi “kế hoạch lớn” nhằm lật đổ vị trí “Số 1” của Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mặc dù có nhiều bất đồng, nhưng đảng Cộng hà và Dân chủ của Mỹ rất đồng lòng về một điều – đó là Trung Quốc muốn thay thế Mỹ trong trật tự của toàn cầu.
Ảnh minh họa (Nguồn: SCMP)
Ảnh minh họa (Nguồn: SCMP)

Kế hoạch tham vọng

Ít nhất thì đó là quan điểm được đưa ra bởi Rush Doshi trong cuốn sách mới của mình có tựa đề “Trò chơi dài kỳ: Chiến lược lớn của Trung Quốc để thay đổi trật tự của Mỹ”, trong đó nói rằng Trung Quốc đang làm suy yếu vị trí của Mỹ trên thế giới và xây dựng nhiều nền tảng để phục vụ cho trật tự riêng của họ sau thời kỳ hậu Brexit, thời kỳ hậu chính quyền Tổng thống Donald Trump và trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

“Nếu như có 2 con đường dẫn tới bá quyền – một là con đường trong khu vực và còn lại là con đường toàn cầu – Trung Quốc giờ đang theo đuổi cả hai” – Doshi, Giám đốc về vấn đề Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, viết.

“Và rồi, Trung Quốc rõ ràng là bên cạnh tranh lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt, cách mà Washington đối phó với sự trỗi dậy của họ sẽ hình thành nên thế kỷ mới” – Doshi viết thêm.

Cuốn sách của Doshi, được viết trước khi ông tham gia chính quyền Biden và nhận được sự tiếp nhận của các học giả Trung Quốc kỳ cựu tại Mỹ, đã cho thấy cách mà một trong số những quan chức cấp cao nhất trong Nhà Trắng nhìn vào ý định chiến lược dài hạn của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tăng nhiệt và chính quyền Biden đang xem xét lại chính sách của họ đối với Trung Quốc.

Là một trong số những thành viên trẻ nhất trong đội ngũ của ông Biden, Doshi thuộc nhóm các chuyên gia và cố vấn về vấn đề châu Á trong chính quyền ủng hộ chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Quan điểm này cũng được nhiều quan chức ủng hộ, trong đó phải kể đến điều phối viên Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Kurt Campbell.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Foreign Policy hồi tháng 12/2020, Doshi và Campbell gạt tan sự lo ngại về sự suy yếu của Mỹ, kêu gọi áp dụng một chính sách về Trung Quốc mang tính xây dựng dưới thời Biden để tăng cường sức mạnh của Mỹ ở trong nước và tăng sức cạnh tranh ở trên trường quốc tế, theo cách “không cần tới đối đầu hay một cuộc Chiến tranh lạnh thứ hai”.

Nhận xét về cuốn sách của Doshi, nhà khoa học chính trị đến từ ĐH Georgetown, Michael Green, nói rằng “cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có chiến lược để thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ hay không, đã kết thúc”.

Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc cho rằng quan điểm của Doshi rằng chiến lược lớn của Trung Quốc có từ những năm 1980 là có vẻ hơi quá. Nhưng quan trọng hơn, quan điểm của Doshi về tham vọng chiến lược của Trung Quốc đã trở thành sự đồng thuận chính trị ở Washington.

Các bước đi thực tiễn mà Doshi đưa ra trong cuốn sách của mình đã phản ánh lại hướng tiếp cận hiện tại của chính quyền Biden: Bỏ lại phía sau thời kỳ hợp tác với Bắc Kinh, tập trung hơn vào sự cạnh tranh chiến lược với một quốc gia mà giờ họ xem như mối đe dọa chính. Đối với Bắc Kinh, thông điệp từ phía Mỹ ngày càng rõ: Hãy chờ đón một cơn bão phía trước!

Cuốn sách của Doshi cũng nhắc tới nhiều chi tiết nói rằng, nỗ lực chiến lược của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ trong những năm gần đây đã bước vào giai đoạn cao chưa từng thấy, tính từ sau Chiến tranh Lạnh. Quan điểm này giống với những lời cảnh báo mà cố vấn “diều hâu” dưới thời Trump, Michael Pillsbury, từng đưa ra về tham vọng lớn của Bắc Kinh.

Theo Doshi, những sự kiến chấn động thế giới – sự sụp đổ của Liên bang Xô viết hay Chiến tranh Vùng Vịnh ở Iraq do Mỹ dẫn đầu – đã làm thay đổi tâm lý của Trung Quốc, họ tập trung hơn vào việc đối phó với mối đe dọa từ Mỹ.

Chiến lược 3 bước của Trung Quốc

Xem xét nhiều nguồn tài liệu về Trung Quốc, Doshi cho rằng giai đoạn đầu tiên của “chiến lược lớn” của Trung Quốc, từ 1989 – 2008, là “làm cùn” – cụm từ mà ông dùng để mô tả nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của một nhà nước để kiểm soát hành vi của các nước khác – sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á.

Sau đó là giai đoạn “xây dựng” – thiết lập những hình thức kiểm soát đối với các nước khác – nền tảng cho sự bá quyền khu vực ở châu Á, sau khi khai thác điểm yếu của Mỹ do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Bước đi mới nhất của Trung Quốc trong “chiến lược lớn” – xét tới bối cảnh thế giới sau khi Donald Trump đắc cử và sự kiện Brexit năm 2016 – chính là mở rộng chiến lược “làm cùn” và “xây dựng” ra toàn thế giới.

“Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được một sự đồng thuận khá nghịch lý: họ kết luận rằng nước Mỹ đang thoái lui trên phạm vi toàn cầu, nhưng cùng lúc lại thức tỉnh trước thách thức đến từ Trung Quốc” – Doshi viết.

“Trong tâm trí của Bắc Kinh, “những sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong suốt một thế kỷ” sắp xảy ra, và chúng sẽ tạo cơ hội để Trung Quốc thay thế vị trí dẫn dắt của Mỹ vào năm 2049, và thập kỷ tiếp theo chính là giai đoạn quan trọng nhất để đạt được mục đích” – Doshi viết.

Tầm nhìn của Trung Quốc về trật tự tàn cầu – đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu “trẻ hóa đất nước” vào năm 2049 – sẽ là một trật tự giúp họ “tạo nên “một vùng tầm ảnh hưởng ưu việt” trong khu vực nhà” và “bá quyền một phần” dọc các nước đang phát triển nằm trên Vành đai và Con đường, Doshi ho hay.

Tầm nhìn này cũng có thể bao gồm việc Mỹ rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan tái thống nhất với Trung Quốc đại lục và giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Doshi cho rằng, để phản ứng, Mỹ cần phải áp dụng một chiến lược bất đối xứng để làm hỏng các nỗ lực lật đổ của Bắc Kinh. Chiến lược này bao gồm đầu tư vào các loại vũ khí có thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận nhiều khu vực, cản trở các tiến trình đa phương mà Trung Quốc dẫn đầu và theo dõi kỹ động lực mà Trung Quốc có được từ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Cùng lúc, Mỹ sẽ cần phải xây dựng lại các nền tảng sức mạnh và trật tự của mình, bằng cách đảm bảo sự thống trị của đồng USD, tái đầu tư cho sự đổi mới sáng tại, duy trì sức mạnh quân sự đa dạng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và xây dựng các mối quan hệ đồng minh.

“Canh tranh Mỹ-Trung chủ yếu là một cuộc cạnh tranh xem ai dẫn dắt trật tự trong khu vực và trên toàn cầu, và kiểu trật tự nào mà họ có thể tạo nên từ vị trí lãnh đạo đó” – Doshi viết.

Các học giả Trung Quốc phản ứng

Cuốn sách của Doshi, được xuất bản vào ngày 8/7, chưa được phát hành ở Trung Quốc. Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc đã có trong tay các bản sao của cuốn sách tỏ ra hoài nghi về cách hiểu của Doshi về tham vọng của Trung Quốc, và cảnh báo rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải tham gia đối thoại ngay để xóa bỏ sự ngờ vực lẫn nhau.

Zhu Feng – chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế đến từ ĐH Nanjing- nói rằng vấn đề lớn nhất của ông đối với cuốn sách của Doshi chính là “việc sử dụng quá độ quan điểm của phía Mỹ để thổi phồng chiến lược của Trung Quốc”.

“Trung Quốc không cố gắng lật đổ Mỹ, trật tự thế giới hiện tại hay vị trí bá quyền của Mỹ” – ông Zhu nói – “Mặc dù nhiều người ở Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ đang suy yếu, nhưng phần lớn các nhà quan sát quan hệ và học giả quốc tế, và cả những người trong chính phủ Trung Quốc lại không nghĩ vậy”.

“Góc nhìn trong cuốn sách này đã biến Trung Quốc thành kẻ xấu và quan trọng nhất là nó được dùng để biện minh cho việc áp dụng một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc” – Zhu nói thêm.

Cũng giống như nhiều nhà phân tích khác ở Trung Quốc, Zhu Feng cho rằng chính quyền Biden còn cứng rắn với Trung Quốc hơn cả chính quyền Trump trước đây. Ngay cả khi chính quyền Biden muốn hợp tác về các vấn đề như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu tách biệt khỏi cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, thì Bắc Kinh cũng khó có thể chấp nhận hợp tác với Washington khi mà các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn còn đó.

Wei Zongyou – chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung thuộc trường ĐH Fudan – nói rằng chính quyền Biden vốn đã áp dụng các nguyên tắc của chính sách bất cân xứng đối với Trung Quốc mà Doshi nêu ra trong cuốn sách của mình, trong đó có việc Washington tập trung vào hợp tác với các đồng minh để đối phó Trung Quốc và việc G7 đưa ra một sáng kiến để đối chọi với BRI của Trung Quốc.

“Chính quyền Biden cũng đã nhấn mạnh về sự cạnh tranh chiến lược giữa hai nước, câu hỏi về ai là người dẫn dắt trật tự thế giới, và câu hỏi về việc Trung Quốc muốn thế chỗ Mỹ” – Wei nói – “Đương nhiên Trung Quốc không muốn mối quan hệ này trở thành đối đầu và rơi vào một cuộc xung đột. Nhưng cùng lúc, Trung Quốc cũng khẳng định họ không sợ xung đột liên quan tới vấn đề Đài Loan, Tân Cương và Hong Kong”.

“Biden muốn tách biệt giữa hợp tác với cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng theo quan điểm của Trung Quốc, nếu vừa đề nghị hợp tác lại vừa gây sức ép, họ sẽ không chấp nhận” – Wei nói thêm.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng trở nên căng thẳng, mặc dù Mỹ đã đánh tín hiệu mong muốn khởi động lại đối thoại cấp cao với giới lãnh đạo Trung Quốc. Dư luận ở cả hai nước ngày càng trở nên ứng rắn hơn đối với nhau, đặc biệt phía Trung Quốc trong hôm 1/7 vưa qua tuyên bố rằng đất nước họ sẽ không chấp nhận việc “bị bắt nạt” bởi các thế lực nước ngoài như Mỹ.

Theo SCMP