Thánh Mẫu Liễu Hạnh với “án oan” kỳ quặc nhất trong huyền sử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị Thánh bất tử của nước ta, bà được nhân dân và các triều đại phong kiến tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ", nhưng bà từng bị vướng vào một... án oan!
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị Thánh bất tử của nước ta, bà được nhân dân và các triều đại phong kiến tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ”. Nhưng trong nhiều tài liệu lại truyền tụng một chi tiết hết sức kỳ quặc: Đó là bà đã làm hoàng tử Tư Tề, con trai cả của vua Lê Lợi bị điên, nhưng so sánh với các tài liệu chính sử thì khi đó bà chưa… chào đời.

Qua nhiều tài liệu được các văn sĩ hay nhà nghiên cứu thời trước sưu tầm, chép lại như tác phẩm “Vân Cát Thần nữ” do Đoàn Thị Điểm sáng tác hay cuốn sách mang tính nghiên cứu cùng tên “Vân Cát thần nữ” của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Tỵ (NXB Văn hóa Dân tộc 1990) đều cho biết: Liễu Hạnh đã trừng trị hoàng tử Tư Tề, con trai cả của vua Lê Lợi khi hoàng tử ve vãn nàng ở đèo Ngang, khiến hoàng tử Tư Tề bị điên.

Phổ biến nhất là trên trang Wikipedia giới thiệu về “Liễu Hạnh Công chúa” trong mục “Hành thiện cứu đời” đã miêu tả “Trận chiến đèo ngang” thời vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi trị vì) cho biết Liễu Hạnh Công chúa biến thành cô hàng nước xinh đẹp bị hoàng tử Lê Tư Tề, con cả vua Lê Lợi tán tỉnh, sàm sỡ nên Liễu Hạnh đã làm phép cho Tư Tề bị điên.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Sau đó, vào thời Vua Lê- Chúa Trịnh (nhưng không nói rõ vua Lê nào và chúa Trịnh nào) lại diễn ra một trận chiến ở Phố Cát với lý do bắt nguồn từ vụ việc Liễu Hạnh Công chúa làm cho Hoàng tử Lê Tư Tề bị điên, nên có vị tự xưng là Tiền Quân Thánh, tướng nhà Trời phải ra tay “trừng trị yêu nữ” khiến Liễu Hạnh bị thua và Phật Tổ phải đích thân cứu.

Sự thật đến ngạc nhiên sau những con số từ chính sử

Tới ngày nay, khi chúng ta có những nguồn tài liệu chính sử được công bố mới nhìn ra những vấn đề sai biệt đến lạ lùng trong các tình tiết trên: Theo bản “Quảng Nạp linh từ phả ký” lưu giữ tại Phủ Nấp hay Phủ Quảng Cung- quần thể di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được đón nhận Bằng bảo trợ di sản của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, tại thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất (Phủ được xây trên chính nền ngôi nhà bà từng sinh ra, lớn lên và mất tại đó) thì sinh nhật của Thánh Mẫu vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Giáp Dần (1434) và mất vào đêm mùng 2 tháng 3 năm Quý Tỵ (1473), khi đó bà tròn 40 tuổi, kể cả tuổi mụ.

Đêm sinh nhật thánh mẫu Liễu Hạnh được miêu tả như sau: “Vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Quý Sửu 1433, trời quang mây vàng như có ánh hào quang, ông Huyền Viên (cha đẻ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) ngồi đợi tin mừng, bỗng như có nàng tiên từ trên mây bước xuống thềm nhà và bà sinh một bé gái”.

Còn hoàng tử Lê Tư Tề, theo tài liệu ghi tại mộ phần do con cháu ông tìm được tại cánh đồng Thấm, làng Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Nội thì ông sinh năm 1401 tại Thanh Hóa. Như vậy, vào năm 1433 khi Thánh mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất thì Tư Tề đã 32 tuổi. Lúc Tư Tề bị giáng xuống làm Quận vương thì Liễu Hạnh Công chúa mới 5 tháng tuổi: “Quý Sửu, (Thuận Thiên) năm thứ 6 (1433)- Mùa thu, tháng 8, giáng con trưởng Lê Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa tông thống” (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”).

Trước đó, năm 1429, trong “Đại Việt thông sử” đã cho biết: “Ngày 7/1/1429, Lê Thái Tổ lập con trưởng Lê Tư Tề làm Quận Vương, giúp trong coi việc nước, con thứ Nguyên Long làm Hoàng thái tử. Lê Tư Tề mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tì thiếp, việc đó không hợp ý vua Thái Tổ”.

Như vậy, Hoàng tử Lê Tư Tề, khi đó đã được phong làm Quận Vương mà không được chọn làm Hoàng thái tử chỉ vì mắc chứng điên cuồng, trong khi đó, từ năm 1429 tới năm 1433 Thánh mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất là 4 năm, làm sao có thể quy kết tình trạng “bị điên” của Lê Tư Tề là do Liễu Hạnh Công chúa “làm phép”.

Vén màn bí ẩn “án oan” Thánh mẫu Liễu Hạnh bị gán cho tội hại Tư Tề

Vào năm 1438, “Đại Việt Sử ký toàn thư” cho biết: “Mậu Ngọ, (Thiệu Bình) năm thứ năm (1438)- Giáng Quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân”, khi đó Lê Tư Tề 37 tuổi. Đây là giai đoạn xảy ra rất nhiều biến động tiêu cực trong nội cung nhà Hậu Lê, nổi cộm là sự tranh giành quyền lực của các đảng phái, trong đó phải kể tới việc đấu đá nhau bằng bùa chú hay các thủ thuật mê tín dị đoan.

Nói về việc Lê Tư Tề bị hãm hại ở giai đoạn này, cuốn “Lê triều Ngọc phả” do NXB Thanh Hóa ấn hành năm 2008 đã cho biết: “Lê Tư Tề làm vương, gặp lúc Thị Anh nhiếp chính nên bị giáng xuống làm thứ dân”. Ông bỏ triều đình đi tìm Hoằng tín hầu Nguyễn Thực cầu cứu. Hoằng tín hầu hết lòng bảo vệ Tư Tề, do đó: “Thị Anh muốn giết Tư Tề nhưng thấy có Hoằng tín bảo vệ nên không dám ra tay hành động”.

“Đại Việt thông sử” cho biết: Khi tại vị, vua Lê Lợi đã nhiều lần phải ra luật cấm như luật: “Cấm đồng cốt không được hành nghề tà đạo, giả xưng tà ma quỷ thần, đem những lời phù phiếm cổ động, mê hoặc lòng người”.

Đại Việt thông sử” cho biết: Khi tại vị, vua Lê Lợi đã nhiều lần phải ra luật cấm như luật: “Cấm đồng cốt không được hành nghề tà đạo, giả xưng tà ma quỷ thần, đem những lời phù phiếm cổ động, mê hoặc lòng người”.

Cùng thời điểm, không chỉ Lê Tư Tề bị phế và bức hại mà rất nhiều vị công thần cũng bị gán cho các tội danh tới mức bị giết hại dưới tay vị Thái hậu này chỉ vì tranh giành quyền lực như: Thái úy Trịnh Khả, cha con Tư khấu Trịnh Khắc Phục.

Còn những vụ “kinh thiên động địa” đi vào chính sử vì bị quy cho bùa ngải hay những chuyện hoang đường trong thời của Thái hậu Nguyễn Thị Anh khiến hậu thế cũng phải choáng váng như thảm án Lệ Chi Viên với hơn 400 nhân mạng ba đời nhà danh nhân Nguyễn Trãi bị sử trảm do… rắn trả thù hay vị khai quốc công thần- Đại Đô đốc Lê Ngân bị bức chết vì tội… lập bàn thờ Phật Quan Âm cầu cho con gái mình là Huệ phi Lê Nhật Lệ được vua yêu thương. Sau đó, Huệ phi Nhật Lệ cũng bị giáng xuống làm Tu dung (hàng thấp nhất của vợ vua).

Đây là thời điểm những kẻ hành nghề “buôn thần bán thánh” hoành hành do sự “màu mỡ” của mảnh đất đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe đảng nên không khó hiểu khi những kẻ tà đạo đố kị, ghanh ghét với sự phát triển của đạo mẫu và vin vào tín ngưỡng dân gian để “làm màu”, “đổ lỗi” một cách lố bịch. Nhưng có lẽ do điều kiện tìm hiểu và các nguồn tài liệu khan hiếm nên các nhà sưu tầm, nghiên cứu chỉ dựa vào dân gian truyền miệng đã vô tình truyền tụng những điều chưa chính xác này.

Khi nói về vấn đề trên, trong “Đại Việt thông sử” cho biết: Khi tại vị, vua Lê Lợi đã nhiều lần phải ra luật cấm như luật: “Cấm đồng cốt không được hành nghề tà đạo, giả xưng tà ma quỷ thần, đem những lời phù phiếm cổ động, mê hoặc lòng người”.