Tên lửa "thiên thạch" có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Châu Âu tỏ ra thụt lùi hơn so với các đối thủ như Mỹ, Nga và Trung Quốc khi chỉ sở hữu loại tên lửa dẫn đường MICA có tầm bắn hạn chế 80 km.
Tên lửa "sao băng" có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tên lửa "sao băng" có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tên lửa không đối không tầm xa Meteor của châu Âu được dự đoán là sẽ là yếu tố thay đổi cục diện các cuộc chiến trên không, đây là loại tên lửa dẫn đường chủ động bằng radar được các nước Châu Âu phát triển. Trên thực tế, việc tích hợp công nghệ radar dẫn đường trên tên lửa không phải là một công nghệ mới. Vào năm 1974, Mỹ đã cho ra mắt loại tên lửa dẫn đường AIM-54 được trang bị trên tiêm kích F-14, đây là loại tên lửa dẫn đường bằng radar đầu tiên trên thế giới.

AIM-54 có tầm bắn cực lớn lên tới 195km. Sau đó vào năm 2014, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cho ra đời những mẫu tên lửa dẫn đường tiên tiến hơn, cụ thể là AIM-120D và PL-15. Hai loại tên lửa trên có tầm bắn lần lượt là 160-180km và 200-300km. Châu Âu tỏ ra thụt lùi hơn so với các đối thủ như Mỹ, Nga và Trung Quốc khi chỉ sở hữu loại tên lửa dẫn đường MICA có tầm bắn hạn chế 80km. Vào thời điểm đó, các nước Châu Âu như Thụy Điển, Đức và Ý buộc phải phụ thuộc vào tên lửa dẫn đường AIM-120C mua từ Mỹ để cung cấp khả năng không đối không tầm xa cho các tiêm kích của mình.

Máy chiến đấu Gripen được trang bị tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy chiến đấu Gripen được trang bị tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Giống như nhiều chương trình hàng không quân sự của châu Âu, Meteor phải đối mặt với một quá trình phát triển kéo dài trong khoảng hai thập kỷ. Tên lửa này bắt đầu được phát triển ngay sau khi các biến thể đầu tiên của tên lửa AIM-120 do Mỹ sản xuất được đưa vào sử dụng trong những năm 1990, và vào thời điểm Không quân Nga đang trang bị tên lửa R-27ER / ET với radar bán chủ động có khả năng bắn mục tiêu ở phạm vi 130 km được trang bị trên các máy bay chiến đấu mới của họ.

Tên lửa Meteor được cho là có khả năng vượt trội hơn AIM-120 do Mỹ sản xuất. Anh, Đức, Thụy Điển, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đều tham gia vào quá trình phát triển của nó với một số báo cáo chỉ ra rằng việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tên lửa Meteor. Meteor có một số tính năng độc đáo giúp nó có khả năng thực hiện tốt các cuộc giao tranh tầm xa. Tên lửa này mang lại tầm bắn và hiệu suất động học tổng thể vượt trội hơn so với AIM-120 của Mỹ. Ưu điểm chính của Meteor là hệ thống đẩy, gần giống với tên lửa hành trình do nó phụ thuộc vào ống dẫn dòng biến đổi (ramjet) thay cho động cơ tên lửa. Điều này cho phép tên lửa điều chỉnh động cơ của nó khi bay, thay vì tiêu hao năng lượng của nó trong một chu kỳ đốt cháy không điều chỉnh. Điều này khiến Meteor khó né hơn đáng kể so với AIM-120 và tăng đáng kể kích thước vùng 'không có lối thoát' của nó.

Tên lửa AIM-120C được trang bị trên tiêm kích F-16 của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tên lửa AIM-120C được trang bị trên tiêm kích F-16 của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Khả năng điều chỉnh lực đẩy của Meteor cho phép tên lửa tìm ra đường bay hiệu quả nhất để tấn công mục tiêu. Ngoài ra, để bù đắp cho radar băng tần X tương đối nhỏ của tên lửa, Meteor sẽ có thể nhận các thông tin mục tiêu từ các máy bay khác như máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW & C), tàu khu trục trên biển và các đơn vị chiến đấu cơ khác. Liên kết dữ liệu của tên lửa cũng cho phép máy bay chiến đấu xác định lại mục tiêu trong quá trình bay và xem lượng nhiên liệu còn lại để xác định các mục tiêu khả thi. Với việc các máy bay được sản xuất ở Châu Âu như Gripen, Rafale và Eurofighter chưa bao giờ được đánh giá cao về mặt hiệu suất, thì tên lửa Meteor sẽ trở thành một giải pháp khả thi để bù đắp những thiếu sót này. Tuy nhiên giá thành của tên lửa Meteor cao hơn tương đối so với AIM-120, nên việc trang bị rộng rãi tên lửa Meteor cho các máy bay chiến đấu của Châu Âu là một điều bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

Tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vị trí vững chắc hiện tại của Meteor dự kiến sẽ không thể kéo dài lâu. Đối thủ của Meteor là PL-15 của Trung Quốc được cho là có khả năng tương tự nếu không muốn nói là vượt trội hơn Meteor. Trong khi tên lửa AIM-260 của Mỹ được cho là lợi thế hơn và có khả năng sử dụng cùng một loại hệ thống đẩy phản lực. Quy mô kinh tế và sức mua ở Trung Quốc và Mỹ cao hơn các nước Châu Âu đồng nghĩa với việc các thiết kế tên lửa trong tương lai của họ có thể sẽ không chỉ tiên tiến hơn mà còn ít tốn kém hơn.

Mặc dù bị tụt lại phía sau do thiếu kinh phí, Nga đã bắt đầu trang bị tên lửa R-37M cho các máy bay chiến đấu của mình từ khoảng thời gian Meteor đi vào hoạt động. Tên lửa này có tầm bắn 400km, tốc độ Mach 6 và đầu đạn nặng 60kg, vượt trội hơn hẳn tên lửa châu Âu, mặc dù trọng lượng cao khiến các máy bay chiến đấu của Nga không thể đem theo số lượng lớn tên lửa R-37M. Nga cũng đang nghiên cứu và phát triển loại tên lửa dẫn đường nhẹ hơn là K-77M. Giống như PL-15, K-77M sẽ sử dụng radar AESA để dẫn đường, cho tầm bắn 200km, hệ thống dẫn đường APAA đem đến độ chính xác cao hơn. Tên lửa K-77M dự kiến sẽ được Nga đưa vào sử dụng trước năm 2024. Tuy nhiên giống như Meteor, chi phí cao khiến K-77M khó có khả năng được triển khai rộng rãi trên các tiêm kích của Nga.

Theo Military Watch Magazine