Khu trục hạm USS Ross (DDG-71) trang bị tên lửa hành trình, khi đang hoạt động trên biển Đen, dù biết chắc chắn rằng đang nằm trong các phượng tiện ngắm bắn của hạm đội Biển Đen, đã tiến hành những hoạt động mang tính khiêu khích như triển khai hoạt động sẵn sàng phóng tên lửa và có xu hướng tiến sâu vào vùng lãnh hải Nga. Chỉ khi chiếc máy bay cường kích hải quân Su – 24 bay sát qua mạn tàu và tất cả các hệ thống tên lửa hạm đội cũng như tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion đưa vào trạng thái chuẩn bị phóng, khu trục hạm NATO mới khẩn trương quay trở lại vùng nước quốc tế.
Chiếc Su-24 bay cảnh báo khu trục hạm Mỹ "Ross"
Như tin đã đưa, máy bay cường kích đã kích hoạt hệ thống dẫn đường tên lửa, khu trục hạm Mỹ đã xác định hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion và hệ thống tên lửa trên các chiến hạm biển Đen cũng đã đưa khu trục hạm vào điểm phóng (theo thuật ngữ quân sự : radar tên lửa đã bật sang chế độ “toàn bộ”) – quy tắc bất thành văn có từ thời Liên xô, khi các phi công ngăn chặn răn đe các máy bay khiêu khích của đối phương, có nghĩa là game over và tiếp theo sẽ là lệnh “phóng”.
"Khu trục hạm hiểu rất rõ rằng, trong chế độ dẫn đường tên lửa của máy bay cường kích hải quân Nga, khu trục đã trong tầm bắn và máy bay cường kích đã sẵn sàng tấn công mục tiêu, ngoài ra “Ross” còn bị chiếu xạ radar của hệ thống “Bastion” và hệ thống tên lửa chống tàu của hạm đội Biển Đen. Các thủy thủ Mỹ biết rằng, chỉ thêm 50 m nước nữa và cắt qua lãnh hải, họ sẽ gặp rắc rối vô cùng lớn. Một quan chức cao cấp của Bộ quốc phòng Nga kể lại.
"Thủy thủ đoàn “Ross” tỏ ra rất hung hăn và khiêu khích, gây lo lắng cho các kíp trắc thủ thuộc hạm đội Biển Đen, đang thực hiện nhiệm vụ trực sẵn dàng chiến đấu. Chiếc Su – 24 nhận lệnh cất cánh để thể hiện tâm thế sẵn sàng đáp trả cứng rắn nếu khu trục hạm NATO xâm phạm lãnh hải của Nga và bảo vệ lợi ích quốc gia. Khu trục hạm NATO đã quay trở lại vùng nước quốc tế, về phía Đông của Biển Đen”. Đại diện quân sự của Crimea nói với báo giới.
"Có vẻ như người Mỹ đã nhanh chóng quên sự cố tháng 4 .2014, khi một chiếc Su-24 đã chế áp hoàn toàn hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa Aegic trên khu trục hạm"Donald Cook". Đại diện quân sự của khu vực Crimea nói, ngầm nhắc lại sự kiện phi công Su-24 đã sử dụng thiết bị tác chiến điện tử Khibiny chống lại chiến hạm Mỹ trong thời điểm Crimea trưng cầu dân ý sát nhập vào Nga.
"Ngoài ra, không quân và hải quân hạm đội Biển Đen luôn cảnh giác cao độ, theo dõi biển Đen thường xuyên liên tục và sẵn sàng thực hiện những hành động cứng rắn ngăn chặn mọi xâm hại lãnh hải nước Nga. ",- đại diện quân sự Crimea nói thêm.
Cần nhớ là, trong thời điểm “khủng hoảng Crimea” chiếc Su-24 của Không quân Nga đã 11 lần bay sát khu trục hạm "Donald Cook", giả định tấn công mục tiêu trên vùng nước biển Đen, gây sự hoảng loạn cho thủy thủ đoàn Mỹ, dẫn đến 7 thủy thủ Mỹ nộp đơn xin giải ngũ. Cũng một tin không chính thức khác là Su-24 đã mang theo bộ thiết bị tác chiến điện tử, có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống tác chiến phòng không hiện đại Aegis của khu trục hạm.
Đây chỉ là một trong những cuộc phiêu lưu của khu trục hạm Mỹ ở Biển Đen. Vì vậy, trong bộ phim ". Crimea Đường về Tổ quốc" đã ghi nhận - khi tàu khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình “Tomahawk” "Donald Cook" với tốc độ tối đa hung hăng tiến vào đến Crimea trong thời điểm khủng hoảng, tổ hợp Bastion phòng thủ bờ biển đã đưa khu trục hạm này vào đường ngắm và bật radar ở chế độ phóng đạn, buộc khu trục hạm "Donald Cook" nhanh chóng rút lui.
Vào năm 1988, đã xảy ra một vụ va chạm nổi tiếng giữa Liên Xô và Mỹ, khi tuần dương hạm "Yorktown" và tàu khu trục "Caron" Mỹ vi phạm hải giới Liên Xô vào sâu hơn 7 hải lý. Hai tàu tuần biển Bezzavetnyi» và SKR-6 của Hạm đội Biển Đen đã thực hiện một cú đâm va rất mạnh, khiến các hạm tầu của Mỹ phải nhanh chóng thoát nguy ra hải phận quốc tế.
Theo: QPAN