Những sáng kiến quan trọng về công nghệ vũ khí của Ukraine khiến quốc tế bất ngờ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Các tàu không người lái tấn công mặt nước (USV) cùng nhiều sáng kiến công nghệ khác của Ukraine đã khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ.

Pháo phản lực BM-21 Grad được Ukraine đưa lên tàu tấn công không người lái SeaBaby (Ảnh: NetEasy)
Pháo phản lực BM-21 Grad được Ukraine đưa lên tàu tấn công không người lái SeaBaby (Ảnh: NetEasy)

Theo trang tin NetEasy, quân đội Nga đã xác nhận, sáng sớm ngày 19/5, tàu khu trục Zyklon đóng tại cảng Sevastopol đã bị chìm. Hạm đội Biển Đen lại bị mất một tàu chiến, đặc biệt đây là chiếc tàu mới nhất của Hạm đội Biển Đen mang theo tên lửa hành trình Kalibr thậm chí còn chưa được phóng lần nào.

Tàu Zyklon thuộc lớp 22800 Projet đầu tiên của Hạm đội Biển Đen, mới được đưa vào phục vụ trong Hạm đội vào tháng 6/2023 và lần đầu tiên tham gia chiến đấu vào tháng 8 cùng năm - tức là tính đến thời điểm hiện tại nó đã hoạt động chưa đầy một năm.

Đối với Hải quân Nga, cơn ác mộng từ các tàu tấn công không người lái (USV) của Ukraine vẫn chưa kết thúc. Bị các USV tấn công, Nga sử dụng trực thăng để đánh chặn và một số video về vụ đánh chìm thành công USV đã được Nga công bố. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cũng không ngừng nâng cấp chiến thuật của mình. Họ đã chế tạo USV được trang bị tên lửa đối không đầu tiên trên thế giới.

Tau Zyklon.png
Tàu Zykon được cho là đã bị chìm vì bị USV Ukraine tấn công (Ảnh: Nantou).

Trang bị tên lửa đối không cho USV

Từ các đoạn video do quân đội Nga công bố cách đây không lâu, các USV của Ukraine hiện dễ bị tấn công từ máy bay nhất - về cơ bản chúng không có khả năng tự vệ trước trực thăng được trang bị súng máy và rocket. Các trực thăng có khả năng cơ động hoàn toàn có thể áp chế các USV.

Nhưng nay, khi các tàu tấn công không người lái của Ukraine được trang bị tên lửa phòng không uy lực mạnh, các phi công Nga sẽ buộc phải thận trọng khi tiếp cận chúng.

Mặc dù quân đội Ukraine chưa chính thức công bố tên gọi mẫu USV mới này nhưng chắc chắn đây là tàu tấn công không người lái đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công đường không - thiết kế của nó khác với SeaBaby và Magura-V5 nổi tiếng trước đây. Nó không chỉ sử dụng thiết kế “trimaran” (tàu ba thân) để có được độ ổn định khi phóng tên lửa phòng không ổn định hơn mà boong của nó cũng rộng hơn để có thể mang hai quả tên lửa phòng không cạnh nhau.

R-73 tren USV.png
Loại USV mới của Ukraine mang tên lửa không đối không R-73 (Ảnh Navalnews).

Trong khi các nhà sản xuất thiết bị quân sự ở các nước khác vẫn đang khám phá kinh nghiệm tác chiến của USV, thì quân đội Ukraine đã cung cấp khả năng phòng không nhất định cho chúng. Đây cũng là hệ thống tàu mặt nước không người lái đầu tiên được đưa vào chiến đấu, cho thấy quân nhân Ukraine đã tích lũy và không ngừng phát triển kinh nghiệm tác chiến tiên tiến trong chiến tranh.

Loại tàu tấn công không người lái mới này được trang bị 2 tên lửa đối không R-73, giống với những bức ảnh chụp được trước đó. Có thông tin cho biết Ukraine sử dụng hệ thống phòng không SA-8B để mang tên lửa không đối không R-73 và kết hợp chúng thành một hệ thống phòng không mới.

Ngoài ra, hệ thống ASRAAM do Vương quốc Anh cung cấp cũng đã được Ukraine sửa đổi để mang tên lửa đối không. Những hệ thống phòng không lai này được gọi một cách không chính thức là "Hệ thống phòng không chắp vá". Mặc dù vậy, sự hiện diện của những tên lửa này sẽ cho phép loại tàu tấn công không người lái mới này trở thành mối đe dọa thực sự đối với máy bay.

Tên lửa R-73, NATO gọi là “AA-11Archer”, là tên lửa không đối không tầm ngắn có từ thời Liên Xô, cũng có thể nói là loại tên lửa không đối không tốt nhất đang được sử dụng. Nó có độ nhạy cực cao, ấn tượng nhất là thiết bị tìm kiếm hồng ngoại và khả năng theo dõi mục tiêu bằng cách phóng ngoài tầm nhìn 40 độ - nghĩa là nó có thể bắn vào các mục tiêu không ở phía trước máy bay.

Vào những năm 1980, R-73 tiên tiến hơn các tên lửa tương tự của NATO và thậm chí đến nay R-73 vẫn là một hệ thống tên lửa không đối không mạnh mẽ.

Ten lua R-73.jpg

Việc lắp đặt tên lửa phòng không sẽ giúp các tàu tấn công không người lái có khả năng tự vệ phòng không và phòng thủ tốt hơn trước trực thăng Nga. Trong tương lai, nhiều khả năng loại USV mới này sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp với các tàu tấn công không người lái thông thường, đủ sức ngăn cản nỗ lực đánh chặn của Nga.

Gắn pháo phản lực lên tàu không người lái

Ngày 23/5, Ukraine lại công bố một công sản phẩm mới: Ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, đã thông báo tàu tấn công không người lái SeaBaby của Ukraine hiện được trang bị dàn phóng tên lửa BM-21 Grad và đang tích cực tham gia các hoạt động tác chiến.

Tàu tấn công không người lái Sea Baby do Cục An ninh Ukraine (SBU) phối hợp với Hải quân Ukraine vận hành đã tấn công thành công căn cứ Nga Kimborn Spit gần cửa sông Dnieper đã chứng minh sự thành công về sự gia tăng hỏa lực này.

Ten lua duoc phong.png
Thử nghiệm phóng tên lửa BM-21 Grad từ tàu không người lái trên bộ
(Ảnh: NetEasy).

Các nguồn tin trong lực lượng đặc biệt Ukraine tiết lộ với giới truyền thông: các tàu tấn công không người lái Sea Baby mới được triển khai được trang bị bệ phóng tên lửa BM-21 Grad rất hiệu quả trong việc giao chiến và vô hiệu hóa lực lượng Nga.

Theo thông tin được kênh Telegram Nga “Russian Arms”, Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách khoảng 10 km. Đánh giá này dựa trên những bức ảnh chụp thử nghiệm bắn tên lửa không điều khiển 122mm dòng 9M22U-1 với hai cụm ống phóng ba nòng BM-21 gắn trên boong tàu tấn công không người lái Sea Baby.

Quân đội Ukraine cũng tuyên bố rằng bằng cách điều chỉnh góc nâng của ống phóng, tầm bắn của những tên lửa này thậm chí có thể được mở rộng lên 15 km, giúp gia tăng phạm vi tấn công của quân đội Ukraine.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia vũ khí, quân đội Ukraine vẫn cần phải giải quyết một vấn đề lớn: do tàu SeaBaby có thân nhỏ và sử dụng thiết kế một thân để vượt sóng với tốc độ cao nên rất khó có thể duy trì sự ổn định của tàu khi hoạt động trong điều kiện biển. Đối với việc phóng loại đạn tên lửa không điều khiển, e rằng trong điều kiện như thế hỏa lực sẽ có độ tản lớn.

Video do Nga công bố về trực thăng Nga săn đuổi tiêu diệt USV của Ukraine.

Theo cựu phát ngôn viên Bratchuk của Odessa, tàu không người lái SeaBaby được SBU sử dụng đã bắt đầu được trang bị bệ phóng tên lửa BM-21 rút gọn trên thân tàu. Hiện không rõ các con tàu này hoạt động như thế nào trong các cuộc thử nghiệm nhưng ông Brachuk mô tả chúng là "rất mạnh mẽ". Cho dù điều này có đúng hay không thì những chiếc SeaBaby hiện đại hóa này vẫn chưa được quan sát thấy trên biển. Dựa trên các bức ảnh, tất cả các cuộc thử nghiệm đều được tiến hành trên đất liền.

Như đã đưa tin trước đó, do thiếu hạm đội thông thường và cần phải thực hiện các hoạt động phá hoại chống lại các tàu Nga và các cây cầu ở Crimea, Ukraine đã dựa vào các tàu không người lái.

Các USV này hoạt động khá tốt trên biển trước các tàu của Hạm đội Biển Đen, nhưng sự xuất hiện của nhiều chướng ngại vật khác nhau đã khiến mọi nỗ lực đều vô ích. Rõ ràng, những phát triển mới trong việc sử dụng pháo phản lực sẽ giúp giải quyết vấn đề không thể xâm nhập vào các khu vực biển được bảo vệ nghiêm ngặt. Thời gian sẽ cho biết những trang bị mới này thực sự hoạt động như thế nào.

Các chuyên gia quân sự đánh giá, về mặt tàu tấn công không người lái, Ukraine đã tỏ ra là một lực lượng sáng tạo về nghiên cứu, thiết kế và trang bị không thể bỏ qua trên thế giới!

Theo NetEasy, Topwar