|
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: RIA Novosti. |
Để hàng triệu người dân Ukraine sống dưới sự cai trị của một "chế độ" đã cấm ngôn ngữ mẹ đẻ của họ sẽ là “một tội ác nghiêm trọng”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 23/5 tuyên bố.
Phát biểu tại một hội nghị ở Moscow hôm thứ Sáu, ông Lavrov chỉ rõ rằng chính quyền Kiev đã thực tế cấm sử dụng tiếng Nga, mặc dù đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của một bộ phận lớn dân cư Ukraine.
“Chúng tôi không thể để người dân sống dưới sự cai trị của chính quyền hiện tại”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Nếu “chế độ của ông Volodymyr Zelensky” kỳ vọng rằng “bằng cách nào đó có thể đạt được thỏa thuận nhằm kết thúc chiến sự, và phần còn lại của Ukraine sẽ sống theo các điều luật mà họ tự đặt ra, thì đó là một ảo tưởng”, ông nói. “Điều này không thể được cho phép trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, ông khẳng định.
Ngoại trưởng Nga cũng lặp lại rằng, mặc dù Moscow sẵn sàng đàm phán với ông Zelensky và chính quyền của ông về các nguyên tắc giải quyết xung đột Ukraine, thì vấn đề về tính hợp pháp của ông sẽ là yếu tố then chốt khi đến giai đoạn ký kết văn kiện hòa bình.
Nhiệm kỳ Tổng thống chính thức của ông Zelensky đã kết thúc từ năm ngoái. Tuy nhiên, ông từ chối từ chức hoặc tổ chức bầu cử mới, viện dẫn tình trạng chiến sự với Nga và thiết quân luật – điều ông liên tục gia hạn kể từ khi xung đột leo thang vào năm 2022.
Ông Lavrov cho rằng tình trạng pháp lý của ông Zelensky có thể trở thành trở ngại cho việc ký kết thỏa thuận hòa bình, vì người kế nhiệm của ông có thể phủ nhận thỏa thuận nếu nó được ký bởi một người “mà tính hợp pháp, nói thẳng là, không còn thuyết phục được ai nữa”.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tổ chức bầu cử ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng ưu tiên hàng đầu hiện nay là đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine, và chỉ sau đó mới đặt ra câu hỏi về việc ai sẽ là người ký kết văn kiện đó.
Phần Lan thành pháo đài mới: NATO răn đe Nga từ vùng Cực Bắc
Chiến thuật mới trên chiến trường Ukraine: Xe máy trở thành "Kỵ binh hiện đại"
Tên lửa không đối không hạt nhân "nhanh nhất thế giới" của Nga nguy hiểm cỡ nào?
Theo RT