(tiếp theo kỳ trước)
Nga tung hoành, Mỹ-NATO choáng váng vì không "biết địch biết ta"
Nhưng Mỹ cần phải cân nhắc một điều, đó là sự trậm trễ và giá cả của các loại vũ khí này, dù chúng luôn được gọi là “vượt trội” và “không có đối thủ”. Với tàu ngầm lớp Columbia, các chuyên gia dự kiến chi phí xây dựng sẽ vượt 97 tỷ USD, có nghĩa là mỗi tàu ngầm sẽ lên tới 8,1 tỷ USD. Chi phí này còn lớn hơn tổng chi phí xây dựng 8 tàu ngầm tiến tiến có khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Và ví dụ này đã thể hiện sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận chiến tranh giữa Nga và Mỹ: Không chỉ vũ khí của Nga đối đầu với vũ khí của Mỹ, các loại vũ khí của Nga cũng đỡ tốn kém hơn mà vẫn hoạt động rất hiệu quả, khiến quan niệm về tỷ lệ chi phí/ hiệu quả trở nên sai lầm.
Mỹ không hề cạnh tranh với Nga và khoảng cách này thậm chí còn mở rộng với tốc độ ngày càng lớn. Như đại tá Daniel Davies đã thừa nhận: “Sự thật là Mỹ không quyền lực và thống trị thế giới như nhiều người lầm tưởng.” Điều này đưa đến vấn đề thứ hai về học thuyết, các khái niệm tác chiến và vũ khí.
Vấn đề thứ hai chính là phương Tây đã không nhận ra sự tiến bộ của lực lượng vũ trang Nga, đây là một thất bại khiến các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị tức giận vì nó chỉ ra rằng họ hoàn toàn sai lầm. Sự mù quáng về kinh tế thể hiện rất rõ trong vấn đề này, nước Mỹ nhìn nhận thế giới qua lăng kính méo mó của các nhà kinh tế phố Wall. Việc so sánh trực tiếp tuyến tính về ngân sách quân sự đã nhiều lần được chỉ ra là một sai lầm và không phản ánh được thực trạng quân đội nói chung và khả năng chiến đấu nói riêng.
Trong khi hải quân Mỹ bận rộn chi tận 420 triệu USD cho mỗi chiếc tàu trong đội 26 tàu chiến LCS (tàu tác chiến ven bờ) thì hải quân Nga lại chỉ bỏ rất ít thời gian vào đơn vị tàu khu trục có khả năng chiến đấu không kém bất kỳ chiếc LCS nào. Tương tự với các tàu khu hộ tống nhỏ hơn và mang tên lửa rẻ hơn lớp Buyan và Karakurt, các tàu hộ tống tên lửa này cũng có thể đối phó với bất kỳ mục tiêu nào của hải quân Mỹ.
Kinh nghiệm cùng sự lúng túng về công nghệ của F-35 đã xác nhận sự thực rằng Mỹ đang bị rối trong việc kết hợp quan điểm học thuyết phi hiện thực và các yêu cầu vận hành và công nghệ khó đạt được, nhìn chung, Mỹ đã không hành động theo châm ngôn nổi tiếng “Biết địch biết ta” của Tôn Tử. Tóm lại các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã thất bại hoàn toàn, Unz Review nhận xét.
Trước đây, khi quân Nga đánh bại quân đội Saakashivili được NATO và Israel huấn luyện và trang bị vũ khí chỉ trong vòng 96 giờ vào năm 2008, tất cả các nước đều ngỡ ngàng. Quân đội Nga đã trở thành mục tiêu bị các bên chỉ trích. Nhưng rõ ràng là các hoạt động quân sự kết hợp của nhiều đơn vị vũ trang lớn vẫn là biện pháp tác chiến cơ bản giữa hai nước đối thủ ngang tầm. Vấn đề là vào năm 2008, Mỹ không coi Nga là nước đối thủ ngang tầm
Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn sau cuộc đảo chính ở Kiev và chính quyền thực hiện một cuộc chiến ở Donbass. Các lực lượng lữ đoàn và sư đoàn đã tham gia vào một cuộc chiến tranh vũ trang toàn diện, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà, đặc biệt là lực lượng LDNR (dân quân nước cộng hòa tự xưng Donesk) với đầy đủ khả năng C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, giám sát, thu thập thông tin và trinh sát) và các quy tắc tác chiến Net-Centric. Điều này đã gây ra một cú sốc văn hóa với quân đội Mỹ, quân đội đã quen hoạt động trong môi trường chiếm ưu thế hoàn toàn so với các cuộc vũ trang nhỏ ở Iraq hay Afganistan.
Và sau đó, vào năm 2015, chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã khiến Mỹ nhận ra rằng nước này không thể đánh bại Nga theo cách thông thường. Do đó toàn bộ tiền đề về “trật tự thế giới kiểu Mỹ”, với ưu thế vượt trội về mặt quân sự so với các đối thủ, đã trở nên sai lầm. Những thành tựu quân sự của Mỹ trong những năm cuối thế kỷ trước không đủ ấn tượng với một quốc gia tự tuyên bố là một siêu cường và sở hữu quân đội mạnh nhất trong lịch sử.
Chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ Joshua Waddle đã cay đắng thừa nhận rằng: “Đã đến lúc chúng ta (Mỹ) thừa nhận rằng chúng ta đã thua trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Các phân tích mục tiêu về tính hiệu quả của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến này chỉ có thể kết luận rằng chúng ta không thể biến chiến thắng về mặt chiến thuật thành thành công về mặt chiến lược”.
Dĩ nhiên ảo tưởng này là hiện thực của việc Mỹ mong đợi một ưu thế vượt trội về chiến thuật và công nghệ trên chiến trường. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác:
1. Quân đội Mỹ sẽ phải đối phó với các cuộc xung đột trong tương lai, trong trường hợp là chiến tranh thông thường chống lại một đối thủ xứng tầm, nước cũng có khả năng C4ISR. Đối thủ này sẽ phải có khả năng đối phó với quy trình ra quyết sách của Mỹ và sẽ phải đủ khả năng để đưa ra những quyết định chiến thuật, hành động và chiến lược.
2. Lợi thế của Mỹ trong các biện pháp tác chiến điện tử sẽ bị giảm đáng kể và bị triệt tiêu hoàn toàn bởi các biện pháp tác chiến điện tử của kẻ thù, do đó quân đội Mỹ chiến đấu dưới điều kiện mù điện tử một phần hoặc hoàn toàn và với một mạng lưới máy tính và liên lạc cũng bị triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ.
3. Mỹ sẽ đối phó với các công nghệ chiến đấu, không chỉ ở cấp độ ngang hàng mà còn có thể được thiết kế hiện đại hơn và sử dụng hiệu quả hơn, từ áo giáp đến pháo binh và tên lửa chống tàu siêu âm, hiện đại hơn tất cả những kẻ thù mà quân đội Mỹ từng đối phó.
4. Lực lượng không quân hiện đại và các hệ thống phòng không tiên tiến phức tạp của kẻ thù sẽ khiến trụ cột chính trong quân đội Mỹ- lực lượng không quân- hoạt động kém hiệu quả hơn.
5. Hiện nay, quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với một thực tế là các khu vực hỗ trợ, các thiết bị và đường dây liên lạc là mục tiêu của các tên lửa siêu âm và siêu thanh tầm xa. Quân đội Mỹ chưa từng phải đối phó với đội quân nào lớn như vậy trong lịch sử.
Nhưng trên hết, nếu phải xác định thì đối thủ ngang hàng này chính là Nga, nước đã từng khiến các nhà tư tưởng của Lầu Năm Góc và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ bận lòng. Trong trường hợp có xung đột, người Nga chắc chắn sẽ chiến đấu để bảo vệ đất mẹ. Tuy nhiên nếu xu hướng quân sự hiện nay tiếp diễn và không có lý do gì để ngăn cản chúng, cơ hội cho các nhà tân bảo thủ Mỹ công kích Nga và tìm cách phát động một cuộc chiến phủ đầu đang thực sự khép lại rất nhanh. Đây là động lực cho các kế hoạch quân sự lớn hơn như học thuyết chiến tranh của Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster.
Vào giữa những năm 2020, chương trình tái vũ trang các lực lượng vũ trang Nga sẽ gần như hoàn tất, điều này cho phép quân đội Nga triển khai công nghệ ngăn chặn NATO thi triển bất cứ ảo tưởng nào về một cuộc chiến tranh thông thường gần Nga, bao gồm cả vùng duyên hải của nước này và điều này sẽ đánh dấu sự chấm dứt ý đồ định hình lại khu vực Á-Âu của Mỹ bằng các phương tiện quân sự.
Theo Unz Review, việc bao nhiêu đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ có thể triển khai ở các khu vực hoặc bao nhiêu tàu ngầm và lữ đoàn có thể triển khai quanh Nga sẽ không phải là vấn đề nữa vì Mỹ sẽ không thể đánh bại Nga bằng biện pháp thông thường. Đặc biệt là khi xem xét tiềm năng quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, có vẻ như thời đại hòa bình dưới trướng Mỹ đã kết thúc.
Vào thời điểm này, chiến trường duy nhất mà Mỹ hy vọng có thể đánh bại Nga là ở Syria nếu muốn tự khẳng định lại rằng Mỹ là quân đội lớn nhất trong lịch sử. Nhưng kể cả ở đây, cơ hội chiến thắng cũng rất dễ tan biến vì sự đáp trả của Nga ở châu Âu sẽ mang tính hủy diệt hơn. Như Đại tá Pat Lang từng nhận định: “Nếu Nga quyết định kêu gọi hành động leo thang chiến tranh, ông Trump có thể sẽ chịu nhục vì những lầm tưởng về sự hùng mạnh của quân đội Mỹ”.
Un Review cho rằng hiện nay, Mỹ và quân đội nước này vẫn là lực lượng địa chính trị hàng đầu, nhưng họ sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế rằng kỷ nguyên sở hữu ưu thế áp đảo trên mọi lĩnh vực đã kết thúc.
Liệu nước Mỹ có thực hiện cuộc chiến tranh ngăn chặn với Nga để cản Nga không biến thành kẻ gây hỗn loạn trên thế giới hay không? Nói cách khác, theo ông Correlli Barnett: “Sức mạnh của Mỹ đã âm thầm biến mất giữa những biến cố kỳ diệu của thế kỷ XXI.” Đây là câu hỏi quan trọng nhất của thế kỳ này, nhưng dù hiện nay nước Mỹ lờ đi Nga, chúng ta cũng không thể đánh giá thấp sức mạnh Nga, và có thể trong trường hợp này, Mỹ chính là chú cáo coi Nga là “chùm nho còn xanh lắm”.