Đã từ lâu Mỹ bày tỏ quan ngại về điều đó, và sự lo ngại của họ có cơ sở. Ưu thế quân sự Mỹ dựa chủ yếu vào việc nước này sở hữu một ưu thế trong lĩnh vực thông tin. Trong nhiều thập kỷ qua Washington đã đầu tư nguồn lực lớn để phát triển và mở rộng ưu thế này. Trong khi đó, họ không chú ý đầy đủ đến các nền tảng chiến đấu mang vũ khí sát thương của không quân và lục quân.
Mỹ đã tiết kiệm chi phí cho lĩnh vực này ngay cả trong thời gian hai cuộc chiến kéo dài ở Iraq và Afghanistan. Họ đã hy sinh máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới — F-22 cho các cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài. Mỹ đã dừng chương trình sản xuất máy bay F-22 vào năm 2011. Hiện nay độ tuổi trung bình của các phi cơ chiến đấu là 27, và tính năng kỹ chiến thuật của chúng có vẻ tầm thường nếu so với các máy bay chiến đấu được sản xuất ở Nga và Trung Quốc.
Mỹ đã giả định rằng, với các nền tảng chiến đấu tầm thường, họ vẫn có thể duy trì lực lượng không quân mạnh nhất thế giới nhờ các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thông tin. Ưu thế trong lĩnh vực thông tin cho phép dự đoán hành động của đối phương, đánh giá các mức độ đe dọa, tiết kiệm nguồn lực và tiền bạc. Trong điều kiện này chất lượng của các nền tảng chiến đấu dường như mất đi ý nghĩa của nó, và điều quan trọng nhất là kết nối các nền tảng chiến đấu vào hệ thống thông tin thống nhất.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của các nhóm vệ tinh. Nếu hoạt động của nhóm vệ tinh bị vi phạm nghiêm trọng thì quân đội Mỹ sẽ mất đi lợi thế chính của họ.
Trên thực tế, trong những năm gần đây Hoa Kỳ chỉ hiện đại hóa các hệ thống cũ, còn Nga và Trung Quốc đã tiếp tục phát triển các mẫu xe tăng mới, chẳng hạn như "Armata" của Nga và xe tăng Type-99 của Trung Quốc. Nếu nói về các pháo tự hành của Mỹ thì về chủ yếu đó là các mẫu từng được sử dụng từ thời chiến tranh Việt Nam. Trong quá trình phát triển lục quân, Mỹ tập trung vào tính cơ động và ưu thế thông tin, mà không chú ý đầy đủ đến việc nâng cao sức mạnh hỏa lực. Lữ đoàn súng trường mô tô của Nga và lữ đoàn cơ giới của Trung Quốc vượt trội về tính hỏa lực các đơn vị tương tự của Mỹ.
Do đó, các khoản đầu tư vào việc phát triển các phương tiện "áp đảo" cơ sở hạ tầng thông tin của Mỹ chắc chắn là một hướng đúng đắn và có hiệu quả trong việc xây dựng quân đội. Sự kết hợp của các loại vũ khí chống vệ tinh, các phương tiện thực hiện chiến tranh điện tử và vũ khí không gian mạng có thể đảm bảo thắng lợi trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ. Đáng lẽ, ngay từ đầu Hoa Kỳ nên dự đoán về khả năng như vậy; và bây giờ họ phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và trùng lặp cơ sở hạ tầng thông tin. Xét theo mọi việc, chi phí cho các biện pháp bảo vệ bổ sung sẽ là cao gấp nhiều lần so với các khoản đầu tư của Nga và Trung Quốc vào các phương tiện tấn công.
Theo Sputnik