Gần đây, Giám đốc đặc biệt của Trung tâm Tích hợp Năng lực Quân đội Mỹ đang tiến hành một dự án nghiên cứu mang tên Chiến tranh thế hệ mới của Nga. Đây là dự án phân tích và đánh giá việc Nga tái đầu tư vào tác chiến trên bộ ở vũng lầy miền đông Ukraine.
Trong một phát biểu mới đây tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington DC, Cố vấn an ninh quốc gia McMaster cho biết cuộc xung đột hai năm nay ở Ukraine đã tiết lộ một phần rằng Nga sở hữu hỏa lực pháo binh vượt trội cùng các phương tiện chiến đấu hiện đại hơn. Đồng thời Nga cũng đã học được cách sử dụng các thiết bị không người lái đem lại hiệu quả không nhỏ về mặt chiến thuật. Nếu Mỹ tham gia vào một cuộc chiến trên bộ với Nga, quân đội Mỹ sẽ phải kinh ngạc, ông McMaster nhận định.
Cố vấn McMaster cho biết: "Chúng ta dành quá nhiều thời gian để tung hô về chiến thắng trong cuộc chiến với tên lửa tầm xa". Nhưng tên lửa tầm xa chỉ là bước đầu. Câu hỏi sau đó trở thành điều bạn sẽ làm khi đặt chân đến chiến trường đó.
Theo ông McMaster, hiện nay Nga đang kết hợp sử dụng “lực lượng bán quân sự có khả năng phân tán, che giấu, trà trộn vào dân thường, và có khả năng phá vỡ khả năng tấn công, khả năng hẹn giờ và tấn công hải quân chính xác của chúng ta".
Tuy nhiên Mỹ đang có vẻ ngày càng lơ là khả năng Nga mạnh hơn vì Mỹ luôn cho rằng mình mạnh hơn Nga rất nhiều.
Vậy làm thế nào để Mỹ khôi phục lại ưu thế sức mạnh? Công thức từ cuộc chiến ở Ukraine là sử dụng nhiều pháo binh hơn và pháo binh mạnh hơn, kết hợp cả các loại cũ lẫn mới.
“Rất nhiều hệ thống của Nga có tầm bắn lớn hơn vũ khí tương tự của chúng ta (Mỹ) và những hệ thống này đã sử dụng các loại vũ khí thông thường được nâng cấp. Trong khi đó, những hệ thống hiện nay chúng ta có sẽ giảm tính sát thương khoảng 40-60%", ông McMaster cho hay. “Hãy nhớ rằng chúng ta hiện nay có ít hệ thống pháo binh hơn Và những hệ thống này cũng kém hiệu quả hơn so với Nga. Do đó chúng ta cần làm gì đó ngay bây giờ", ông khuyến cáo.
Để khắc phục thực trạng này, ông McMaster đang tìm kiếm một giải pháp mới gọi là “hỏa lực xuyên khu vực”, giúp các đơn vị trên bộ tấn công nhiều mục tiêu hơn. “Khi các đơn vị tấn công hỏa lực của quân đội đến một vùng đất nào đó, đơn vị này cần có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đất đối không, đất đối đất, và khả năng tấn công thuyền từ bờ biển. Chúng ta đang phát triển năng lực này và đã có một vài khả năng đầy hứa hẹn".
Cho dù báo cáo đầy đủ chưa được công khai, nhưng đã có rất nhiều nguồn mở, ví dụ như báo cáo của ông Phil Karber.
Karber, chủ tịch Quỹ Potomac, đã thực hiện sứ mệnh tìm hiểu thực tế ở Ukraine vào năm ngoái, và trở lại với kết luận rằng Mỹ đã nhấn mạnh quá nhiều vào khả năng tấn công pháo binh chính xác trên chiến trường mà không chú ý đến hỏa lực hủy diệt hàng loạt. Từ những năm 1980, Mỹ đã từ bỏ lợi thế về số lượng, phần lớn là bỏ các loại bom chùm.
Trong khi đó, số lượng đạn dược của Nga đã tăng lên rất nhiều kể từ đó. Một trong những vũ khí khủng khiếp nhất mà Nga đang sử dụng trên chiến trường là đầu đạn nhiệt áp, vũ khí được tạo ra gần như hoàn toàn bằng nhiên liệu và đốt cháy lâu hơn và mạnh hơn các loại đạn khác.
Ông Karber nói: "Trong khoảng thời gian 3 phút, một cuộc tấn công hỏa lực của Nga đã quét sạch hai tiểu đoàn cơ giới hóa với các đầu đạn tấn công hàng đầu và các đầu đạn nhiệt áp. Nếu Mỹ chưa từng trải qua hoặc chứng kiến hiệu quả của các đầu đạn nhiệt áp thì hãy bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc. Vũ khí này sẽ sớm được sử dụng để đối phó với Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ".
Ông Karber cũng lưu ý rằng lực lượng Nga đã tích hợp sử dụng tác chiến điện tử để xác định nguồn hỏa lực và các đồn chỉ huy và để tắt các phương tiện liên lạc và truyền dữ liệu. Tại khu vực phía bắc, ông nói, "tất cả các radio mà lực lượng Ukraine sở hữu đã bị đánh sập bởi hoạt động tác chiến điện thử của Nga.”
Các nỗ lực tác chiến điện tử của Nga đã hạ gục các tàu khu trục của Ukraine. Một hệ thống khác cũng đã được sử dụng để làm loạn hệ thống điện tử của pháo binh Ukraine, do đó khi Nga tấn công thì các hệ thống của Ukraine sẽ chỉ là bù nhìn.
Ông Kaber cũng cho rằng lực lượng ủng hộ Nga ở Donbass đang sử dụng radar di động chồng lấn cũng như một hệ thống phòng không di động mới, tích hợp vào hệ thống của Nga và không thể bị đánh lừa bởi bẫy hay pháo sáng.
Hệ thống phòng không và các phương tiện chiến đấu
Vấn đề không chỉ là tên lửa và pháo binh, ông McMaster nói. Ngay cả các xe chiến đấu của Mỹ cũng đã mất lợi thế.
"Xe chiến đấu Bradley rất tốt", ông nói, nhưng "những gì chúng ta thấy bây giờ là đối phương của chúng ta đã đuổi kịp chúng ta. Họ đã đầu tư vào các chiến đấu cơ, vào hệ thống bảo vệ tiên tiến và hệ thống bảo vệ chủ động. Do đó chúng ta phải quay lại tiếp tục phát triển xe chiến đấu".
Nếu cuộc chiến ở Đông Ukraine là một cuộc kiểm tra thực tế thì xe tăng T-90 của Nga đã qua vòng kiểm tra này. Xe tăng này đã từng triển khai hoạt động ở Dagestan và Syria, nhưng đặc biệt mang tính quyết định ở Ukraine.
Ông Karber nhận định rằng: “Ukraine đã không thể có được một cú tấn công nào vào T-90. Những xe tăng này đã được trang bị ống kính của Pháp. Nga đã thiết kế ra loại xe tăng này để tận dụng các điều kiện ánh sáng yếu, sương mù và thời tiết băng giá mùa đông".
Vậy điều gì khiến T-90 trở thành một mục tiêu khó nhằn? Ban đầu đó là giáp phản ứng nổ. Khi kẻ thù bắn một quả tên lửa vào xe tăng, các tấm bọc kim loại bọc bên ngoài sẽ phản ứng nổ. Chất nổ kết hợp với các tấm kim loại để tên lửa không thể đâm xuyên qua thân xe.
Nhưng chưa hết. Thứ mới nhất của T-90 là hệ thống bảo vệ chủ động APS, tự động xác định những đầu đạn đang lao tới và nhắm mục tiêu chúng bằng các thiết bị gây nhiễu điện từ hoặc chỉ đơn giản là bắn hạ các hệ thống này.
“Nó có thể sử dụng điện tử để gây nhiễu loạt đạn sắp tới hoặc có thể sử dụng đạn và tên lửa để hạ các loạt đạn này trước khi chúng tấn công", Giám đốc nghiên cứu quân đội Jeff Singleton tiết lộ với Defense One trong một thư trao đổi.
Hệ thống chủ động bảo vệ của T-90 là bộ công cụ đối phó Shtora-1. Nó giống như một tấm khiên vô hình khiến các tên lửa chỉ có thể bay lên trời hoặc chệch sang bên cạnh.
Theo Defense One, Lầu Năm Góc cũng đứng sau một số quân đội khác. Lực lượng vũ trang Israel đã tuyên bố sở hữu hệ thống Trophy APS từ năm 2009 và tích hợp vào xe tăng kể từ năm 2010 và bắt đầu sử dụng chúng để bảo vệ xe tăng Israel khỏi tên lửa của Hamas.
Ông Singleton cũng cho biết Mỹ đang tìm cách đưa hệ thống Trophy vào xe tăng Abrams sử dụng súng bắn tỉa để bắn hạ loạt đạn sắp tới mà không làm tổn hại đến lực lượng gần đó. Quân đội Mỹ cũng đang thử nghiệm Iron Curtain APS của Israel cho xe tăng Stryker và Bradley.
Hệ thống chống máy bay không người lái
Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc chiến ở miền đông Ukraine là cả hai bên đều sử dụng máy bay không người lái, những máy bay này không nhằm vào quân khủng bố mà là để tấn công trực tiếp như máy bay chiến đấu lần đầu được sử dụng trong Thế chiến I.
Theo cách nói của McMaster, quá khứ luôn có cách để lặp lại. “Trong cả cuộc đời mình tôi chưa từng phải ngưỡng mộ nước nào vì không quân Mỹ luôn chiếm ưu thế. Nhưng bây giờ thì tôi lại phải làm điều đó. Chúng ta không thể dựa vào ưu thế vượt trội trên không được nữa".
Phương Tây cáo buộc các lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine sử dụng tới 16 loại thiết bị không người lái để nhắm mục tiêu. Quân đội Nga nổi tiếng với Hệ thống phóng tên lửa đa nhiệm với các phương tiện không người lái có thể tấn công các mục tiêu di động, ông Kaber cho hay dù ông không chắc hệ thống này đã được triển khai ở Ukraine hay chưa.
Tất cả các công nghệ này có thể định hình cuộc chiến trong tương lai, nhưng không công nghệ nào được coi là viên đạn bạc (công cụ đơn giản nhất để giải quyết tình huống hiệu quả), hoặc cũng không thiết bị nào bù đắp cho vai trò của con người trong việc chiếm giữ lãnh thổ, thay đổi thực trạng trên mặt đất để phù hợp với mục tiêu của nhiệm vụ.
“Điều cần thiết vẫn là một giải pháp chính trị. Hành động quan trọng nhất vẫn là làm trung gian cho các thỏa thuận ngừng bắn và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai phía", ông Kaber kết luận. Và đó lại là nhiệm vụ sau cuộc đấu tăng trên chiến trường.