Đoạn video từ chiếc P-8A cho thấy một hạm đội nhỏ các tàu nạo vét, tàu cuốc, tàu phụ trợ, tàu hậu cần kỹ thuật, làm việc siêng năng để bồi đắp các căn cứ không quân của PLA.Theo luật pháp quốc tế, những đảo chìm mà Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn nằm trong vùng lãnh hải của một trong hai nước, Philippines hay Việt Nam và các hành động của Trung Quốc có thể được giải thích như là cuộc xâm lược trên biển.
Mặc dù những tuyên bố của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn, nhưng không chỉ những hành vi của Trung Quốc, cũng không phải những đòi hỏi phi lý của "đường 9 đoạn", hoàn toàn không phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế hoặc Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.Cũng không phải là những yếu tố lịch sử, biện minh cho những đòi hỏi “chủ quyền” của Trung Quốc, như một phân tích gần đây của học giả về Biển Đông Bill Hayton.
Hành động của Trung Quốc là sự vi phạm thô bạo công ước quốc tế, hệ thống các quy tắc ứng xử theo thông lệ và là thách thức lớn đối với trật tự toàn cầu hiện nay, đặc biệt khi sự vi phạm đó diễn ra trên một trong những tuyến huyết mạch vận tải quan trọng nhất thế giới. Hành động của Trung Quốc có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Nếu Trung Quốc được phép tạo ra các hòn đảo để cướp quyền kiểm soát một tuyến đường hàng hải quan trọng, điều gì có thể ngăn chặn một loạt các nước khác làm theo trên toàn cầu? Chính xác đâu là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc và Bắc Kinh có thể làm gì để hiện thực hóa nó?
Một số người cho rằng việc Trung Quốc xem xét các hệ thống quốc tế với sự hoài nghi, cho đó là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản và phương Tây trong suốt thế kỷ 18 và 19. Hành vi của Trung Quốc như họ phản biện, đơn thuần là một phương thức bảo vệ khỏi các cuộc xâm lăng hải quân mà Trung hoa đại lục đã từng phải chịu, một Vạn lý trường thành cát trên biển "Great Wall of Sand," để củng cố tư duy chiến lược “Chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất”.
Có một số sự thật lịch sử trong lập luận cho rằng: những hành vi của hải quân Trung Quốc được thực hiện dựa trên thực tế một lịch sử chính trị yếu đuối, bị nước ngoài nô dịch và bóc lột. Chắc chắn, phần lớn tất cả những gì mà Trung Quốc đang thực hiện được giải thích theo hướng này – một dân tộc vĩ đại, trung tâm của thế giới bị nước ngoài (Nhật – Phương Tây nô dịch, bóc lột vì hệ thống chính trị yếu đuối và quân đội kém cỏi).
Tuy nhiên, Trung Quốc lại thể hiện luôn sẵn sàng chấp nhận các yếu tố của hệ thống luật pháp - kinh tế chính trị quốc tế có lợi ích của mình; là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế như WTO, Ngân hàng Thế giới, và nhiều tổ chức có lợi ích khác. Hơn nữa, câu chuyện Trung Quốc suy yếu, được làm nổi bật lên với tên gọi "100 năm sỉ nhục" – một sự tuyên truyền khéo léo và tinh vi về chủ nghĩa thực dân độ hộ và bóc lột của phương Tây, trong khi chỉ riêng triều đại nhà Thanh Trung Quốc (1644-1912) đã tiến hành những cuộc cướp bóc, xâm lăng và sát nhập hầu hết các láng giềng của mình như Dzungaria, Tây Tạng, Formosa...
Bằng nhiều cách khác nhau, lịch sử "100 năm sỉ nhục" của Trung Quốc được sử dụng để biện minh cho hành vi của Trung Quốc tương tự như cách Hitler đã sử dụng với tên gọi " hiệp định hòa bình đáng xấu hổ ở Versailles" nhằm huy động sự ủng hộ chính trị nội bộ nước Đức trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến trang thế giới.
Sự tương đồng về lịch sử của chủ nghĩa bành trướng Đức những năm 1930 và động lực để thúc đẩy Trung Quốc vượt ra ngoài khuôn khổ lịch sử của nó rất ấn tượng và có thể phục vụ như một khuôn mẫu cho Mỹ và các đồng minh của mình xây dựng một chiến lược phản công chính trị-quân sự. Một ý nghĩa trực tiếp của khuôn mẫu này là phải tránh bất kỳ một chính sách nhân nhượng nào; lịch sử dạy chúng ta rằng, chiến tranh đơn thuần chỉ là tạo điều kiện cuối cùng thỏa mãn tham vọng của Hitler chiếm cho được các vùng Rhine và Sudetenland.Chiến lược của Trung Quốc hiện nay có một logic địa chính trị tương tự.
Lĩnh vực nhiên liệu và khí đốt dưới đáy biển cũng như nguồn tài nguyên khoáng sản, vùng biển với ngư trường màu mỡ đóng một vai trò không nhỏ, nhưng cơ bản, hành vi của Trung Quốc nhằm mục đích kiểm soát một trong những huyết mạch vận tải thương mại sầm uất nhất của thế giới.
Đây thực chất là bước đầu tiên trong chiến lược ba mũi nhọn: thứ nhất, thống trị Biển Đông với các lực lượng quân sự của Trung Quốc; thứ hai, sử dụng thực tế điều khiển này để phát triển một hệ thống trung tâm đầu tư phát triển của Trung Quốctrong khu vực Đông Nam Á; trong đó các quốc gia ASEAN thực thi chính sách đối ngoại của họ dưới sự kiểm soát của Trung Quốc;thứ ba, sử dụng thực tế điều khiển gây áp lực lên Seoul, Đài Bắc, Manila và Tokyo - bốn nước đồng minh của Mỹ, có sự phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến vận tải đi qua Biển Đông.
Cách duy nhất để chống chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ là từng bước thay đổi chính sách bảo hộ đồng minh từ một trong những cam kết thành chính sách cân bằng chính trị và quân sự.Mỹ cần phải áp dụng chiến lược chính trị và quân sự theo hai hướng này trong sự tham vấn chặt chẽ với đối tác và đồng minh khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Chính sách cân bằng có thể không đủ khả năng để đi quá xa về phía trước;chính sách này cần phải nỗ lực duy trì nền tảng tinh thần vững chắc từ các hành động của Trung Quốc.Bước đầu tiên phải bắt đầu bằng những nỗ lực thúc đẩy chính sách ngoại giao lâu dài, đa phương hóa tại các quốc gia trong khu vực nhằm tiến tới một diễn đàn nhằm chấm dứt quân sự hóa biển.
Một cuộc hội thảo như vậy nên được tổ chức ít nhất 6 tháng một lần trong tương lai, để Mỹ và các đồng minh có đủ thời gian điều phối các nỗ lực ngoại giao với các nước trong khuôn khổ khu vực, đặc biệt là các nước có tiếng nói và vị thế trung lập như Indonesia và Malaysia. Các nhà ngoại giao Mỹ có thể thử nghiệm chính sách này.Trong thực tế, ngay cả Chamberlain cũng có một "Munich" của mình. Sự thất bại của Mỹ và các đồng minh đã để Trung Quốc tham gia hội nghị cho đến thời điểm này là một thất bại rất đang lo ngại.
Thứ hai, để gây áp lực với Trung Quốc trên bàn đàm phán một cách chắc chắn, Mỹ phải hỗ trợ một sự thay đổi trong chiến lược liên kết phối hợp làm thay đổi vị thế quân sự của Philippines và Đài Loan.Với sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật Bản và Úc, hai quốc đảo cần xây dựng được năng lực tác chiến phi đối xứng mạnh mẽ, được gọi là hệ thống phòng ngư chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập (A2 AD). Hệ thống radar cảnh báo sớm, các hệ thống tên lửa phòng không và chống tàu cơ động cần được xây dựng đồng loạt, có số lượng lớn để có khả năng đối đầu ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc thiết lập hệ thống khống chế mặt biển và không trung trên và xung quanh Biển Đông.
Một tập hợp các hệ thống như vậy có thể vươn xa đên mọi vùng nước của biển Đông, về cơ bản ngay lập tức sẽ thách thức nỗ lực của Trung Quốc thống trị khu vực. Chiến lược đồng bộ, mạnh mẽ cả về chính trị và quân sự như vậy sẽ vô hiệu hóa các căn cứ mới của Trung Quốc, làm cho các đảo tiền tiêu trở thành vô dụng, trong khi phải cố phòng thủ và không thể có những hành động khiêu khích.Các nước ASEAN khác quan tâm đến phát triển công nghệ quốc phòng cũng cần được xem xét hỗ trợ và giúp đỡ phát triển.
Nếu một chiến lược chính trị quân sự như vậy được ủng hộ và có nguồn tài trợ tốt, nó sẽ khiến cho mọi việc trở nên rất khó khăn đối với Bắc Kinh.Chắc chắn các căn cứ không quân trên đảo nhân tạo của PLA sẽ được củng cố vững chắc, sự hiện diện của các hòn đảo này trong thời bình sẽ vẫn có tác dụng như đòn bẩy cho mọi hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng ít nhất những đòn bẩy này sẽ có tác dụng yếu ớt về mặt chiến thuật. Ngoài ra, việc sử dụng các sân bay trên đảo trong thời điểm khủng hoảng sẽ phải đối mặt với các thách thức từ phía không phận của Philiphines và Đài Loan.
Giải pháp chiến thuật như vậy, nếu được thực hiện từng bước với mục đích đáp trả những nỗ lực của Trung Quốc, sẽ đẩy chiến lược của Trung Quốc với một tình thế khó xử.Nếu Bắc Kinh tiếp tục xây dựng lực lượng, lực lượng Mỹ và đồng minh đơn giản sẽ phản ứng bằng thực tế gia tăng sức mạnh.Nếu họ tìm kiếm và hồi phục lại bằng ngoại giao, cả hai bên sẽ đóng băng các hoạt động gia tăng sức mạnh (trong đó có vấn để bồi đắp và xây dựng).
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chiến thuật này sẽ giải quyết các vấn đề hóc búa lâu đời như làm thế nào để buộc Bắc Kinh phải ngồi lại tại hội nghị ngoại giao phi quân sự hóa Biển Đông. Nó cũng sẽ chống lại các vấn đề lịch sử lâu đời về sự nhân nhượng trong đối ngoại hoặc "sự lao dốc của tham vọng", sự "thèm khát" càng tăng đối với lãnh thổ của các quốc gia láng giềng đang tranh chấp.
Hiện nay, các chính sách của Hoa Kỳ và đồng minh đang theo đuôi những sự kiện xảy ra. Quả thực những nguyên tắc hợp tác quốc phòng chung của Nhật Bản Mỹ là một bước đi đúng hướng, ba nước Mỹ-Nhật Bản-Australia nỗ lực gia tăng sức mạnh trong định hướng chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, nhưng Trung Quốc đang hành động nhanh hơn so với dự đoán của nhiều người.
Không nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh cảm thấy phải hành động thật nhanh, có lẽ trong sự chờ đợi tiến trình suy thoái theo dự đoán của nền kinh tế.Trung Quốc có được những thành quả, khi mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng thuận. Nếu Hoa Kỳ và các đồng minh muốn ngăn chặn điều này, họ phải suy nghĩ và hành động nhanh hơn.Chắc chắn, một chiến lược như đã nêu ở trên, có thể là bước đầu tiên trong việc lấy lại quyền chủ động, điều mà Bắc Kinh chiếm giữ cho đến tận bây giờ.
Tác giả: John Hemmings: ủy viên thường trực tại Pacific Forum CSIS, phó tiến sĩ giảng viên tại Trường Kinh tế London (LSE), nghiên cứu về Chiến lược liên minh Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trịnh Thái Bằng, theo: QPAN