Lộ diện hình ảnh máy bay không người lái tự sát Lancet do Nga sản xuất tham chiến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Từ ngày 10/10, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn vào Ukraine, nhằm vào các cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng ở hậu phương, trả đũa vụ tấn công cầu Kerch hôm 8/1.
Máy bay không người lái Lancet của Nga trên bệ phóng (Ảnh: chinatimes).
Máy bay không người lái Lancet của Nga trên bệ phóng (Ảnh: chinatimes).

Những vụ tấn công kiểu “kamikaze” (tự sát) của các máy bay không người lái của quân đội Nga đã xảy ra tại nhiều thành phố của Ukraine. Thứ vũ khí được coi là “thủ phạm” gây ra các vụ tấn công này được cho là các máy bay không người lái do Iran sản xuất, trong đó thông tin về loại Shahed-136 đã chiếm hết các trang báo, trong khi loại máy bay không người lái cỡ nhỏ Lancet do Nga sản xuất đã được lặng lẽ đưa vào tham chiến ở khu vực mặt trận, hỗ trợ hỏa lực chính xác cho các đơn vị chiến đấu ở tuyến đầu. Với việc chiến tranh tiếp diễn, phía Nga đã tiến hành nâng cấp Lancet.

Gần đây trên các trang mạng xã hội Nga đã xuất hiện các ảnh chụp và video về các cuộc tấn công kiểu tự hủy của các máy bay không người lái Lancet nhắm vào các mục tiêu của quân đội Ukraine trên chiến trường.

Một vụ tấn công mục tiêu của Lancet (Ảnh: Telegram).

Một vụ tấn công mục tiêu của Lancet (Ảnh: Telegram).

Theo các cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin, Lancet là một loại “bom lảng vảng” (Loitering munition) được phát triển và sản xuất bởi ZALA Aero Group, một công ty con của tập đoàn Kalashnikov Concern JSC. Nó có thể bay trinh sát trên không, chờ đợi người điều khiển chọn mục tiêu rồi khởi động tăng tốc lao xuống tấn công. Cũng giống như loại UAV tự sát Switchblade của Mỹ cung cấp cho Ukraine, Lancet có thể bay lòng vòng trên không để chờ lệnh để chờ thời cơ tiến hành cuộc tấn công chính xác.

Máy bay không người lái tự sát Lancet (Ảnh: Zalaaero).

Máy bay không người lái tự sát Lancet (Ảnh: Zalaaero).

Hệ thống Lancet này có nguồn gốc từ sự tích lũy công nghệ đạn dược bay lượn không người lái mang tên KYB Kub; hiện có hai loại là Lancet-1 và Lancet-3, khác nhau ở thời gian bay trên không và trọng lượng đầu nổ mang theo. Lancet-1 là phiên bản nhỏ hơn, chỉ mang đầu đạn nặng 1kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5kg và thời gian hoạt động liên tục 30 phút.

Loại Lancet-3 phổ biến hơn hiện nay mang đầu đạn nặng 3 kg và thời lượng pin dùng cho bay liên tục 40 phút. Trọng lượng cất cánh tối đa là 12 kg Ngoài ra, theo báo cáo của trang mạng quân sự armstrade.org của Nga ngày 21/7, phía Nga đã tiến hành nâng cấp loại Lancet-3 đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường. Ngoài việc tăng thời lượng pin giúp đưa thời gian bay liên tục lên 1 giờ, nó cũng đã mang được đầu nổ 5 kg Ngoài đầu đạn nổ chống giáp hiệu quả cao (HEAT), nó còn có loại đầu nổ cực mạnh (HE) và đạn nhiệt áp (Thermobaric) dùng cho sát thương người và chống boongke. Điều này khiến cho điều kiện sử dụng vũ khí đa dạng hơn.

Hình ảnh UAV Lancet Nga tấn công các mục tiêu của Ukraine

(Nguồn: Twitter).

Máy bay không người lái Lancet được phóng đi bằng một thiết bị máy phóng gắn trên ray, có thể gấp thành hộp và có 2 bộ cánh hình chữ X rất dễ nhận biết. Nó được triển khai lần đầu tiên ở Syria để thử nghiệm trong một chiến dịch với nhóm khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS ).

Qua những hình ảnh về Lancet xuất hiện trên mạng, người ta có thể thấy công nghệ máy bay không người lái chiến đấu cỡ nhỏ của Nga cũng không hề thua kém Mỹ và phương Tây.