Sự phát triển tiếp theo của phương tiện mang MiG-31D và tên lửa chống vệ tinh của Lực lượng không quân – vũ trụ Nga đánh dấu một kỷ nguyên mới với tên gọi “chiến tranh trên các vì sao”, bắt đầu từ những năm 1980 thế kỷ trước .
Chiếc tiêm kích tầm xa MiG 31D đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm với một mô hình tên lửa chống vệ tinh có khối lượng và kích thước như tên lửa thật. MiG-31D cải tiến sâu mang tên lửa chống vệ tinh, số hiệu 81 (xanh) được phát hiện trong khu vực Zhukovsky từ năm 2016, nhưng đây là lần đầu tiên chụp được cảnh máy bay mang theo hình mẫu tên lửa, Nhà quan sát quân sự độc lập, blogger Bmpd cho biết.
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đang phát triển ý tưởng tiêu diệt các vệ tinh quân sự của Liên Xô, được đề cập đến từ thế kỷ trước. Thời điểm những năm 1980, máy bay chiến đấu MiG-31 đã được nâng cấp trong chương trình Contact, đối phó với chương trình SDI - Sáng kiến phòng thủ chiến lược, còn được gọi là "Star Wars" - được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan công bố vào ngày 23.03.1983.
Các kỹ sư hàng không vũ trụ Nga lựa chọn phương tiện mang tên lửa chống vệ tinh là máy bay tiêm kích tầm xa MiG-31D. Đây là máy bay tiêm kích duy nhất có khả năng mang tải trọng nặng đạt độ cao hơn 20km và có thể bay với tốc độ đến 3.500km/h.
MiG – 31D sẽ mang theo tên lửa không đối không R-37, có khả năng vận chuyển một đầu đạn đủ nặng lên quỹ đạo gần trái đất tấn công các vệ tinh quân sự và vệ tinh định vị.
Dẫn đường cho tên lửa chống vệ tinh là hệ thống radar quang điện tử Krona, được triển khai tại thao trường thử nghiệm Sary-Shagan Kazakh. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, dự án phòng thủ vũ trụ "Contact" đóng băng. Năm 2009, tổng tư lệnh của không quân Nga thời điểm đó, trung tướng Alexander Zelin tuyên bố khởi động lại dự án. Một thời gian ngắn sau, tiến trình số hóa và hiện đại hóa tổ hợp radar quang điện tử "Krona" bắt đầu có những kết quả tốt.
Máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa mang tên lửa chống vệ tinh MiG-31D. Ảnh: tài khoản Twitter Ivan O'Gilvi.
|