Vào đầu tháng 2/1965, Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến thăm Hà Nội và trên đường về đã dừng chân ở Bắc Kinh. Ông đã thảo luận với ban lãnh đạo Trung Quốc một số khía cạnh của sự hợp tác Xô-Trung nhằm hỗ trợ các lực lượng yêu nước ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của Matxcơva phân bổ hành lang bay qua không phận của Trung Quốc và không cho phép sử dụng sân bay Côn Minh để cung cấp kịp thời cho Việt Nam trang thiết bị quân sự của Liên Xô.
Chỉ sau cuộc đàm phán kéo dài, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt. Tuy nhiên, ngay sau đó, bắt đầu ghi nhận những trường hợp các đoàn tàu xe lửa vận chuyển thiết bị quân sự của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc bị cướp bóc. Vì vậy, hành trình chính cung cấp thiết bị quân sự từ Liên Xô cho Việt Nam là tuyến đường biển: từ các cảng trên bờ Biển Đen, vòng qua châu Phi, qua Ấn Độ Dương, cũng như từ các cảng ở Viễn Đông.
Tuy nhiên, một số hàng hóa, đặc biệt các gói hàng bí mật, đã được vận chuyển đến Hà Nội bằng đường không. Bao gồm cả các máy bay.
Liên Xô đã gửi tới Việt Nam các máy bay tiêm kích ném bom Su-17, máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải IL-14 và LI-2. Nổi tiếng nhất trên bầu trời Việt Nam là MiG-17 và MiG-21. Chiến đấu cơ MiG-17 lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào tháng 4/1965, và MiG-21 vào tháng 3/1966. MiG-17 đạt được kết quả lớn nhất ở độ cao dưới 3 km, còn máy bay MiG-21 ở độ cao từ 2 đến 9 km.
Các chiến đấu cơ này đã được vận chuyển đến Việt Nam bằng các máy bay vận tải quân sự An-12 và AN-22. Trọng tải của An-12 dùng để vận chuyển một chiếc phi cơ tiêm kích, còn AN-22 có trọng tải lớn hơn và có thể chuyên chở hai chiếc MiG-21 được tháo rời một nửa. Nếu nói về Mig-17, thì các máy bay này đã được tháo rời hoàn toàn để vận chuyển trong container. Các máy bay ném bom Su-17 cũng được vận chuyển trong container.
Phương pháp này giao hàng cho Việt Nam có mấy nguyên nhân. Tuổi thọ của máy bay có hạn chế, và chuyến bay dài từ Liên Xô đến Việt Nam làm giảm đáng kể tuổi thọ của phi cơ chiến đấu. Đặc biệt là, các nhà chức trách Trung Quốc không cho phép các phi cơ Liên Xô bay theo hành trình ngắn nhất qua lãnh thổ Trung Quốc. Phương pháp vận chuyển máy bay bằng đường sắt cũng không thể được dùng vì lý do bảo mật. Đã ghi nhận khá nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc phá chì niêm phong container chứa kỹ thuật quân sự của Liên Xô được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc.
Các máy bay của Liên Xô đã được lắp ráp tại sân bay quân sự Nội Bài, nơi hiện nay là sân bay quốc tế của Hà Nội. Sau khi lắp ráp máy bay, các phi công Liên Xô đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Sau khi kiểm tra hệ thống máy móc của chiếc máy bay hoạt động bình thường, trong buồng lái hiện diện hai người: chuyên gia quân sự Liên Xô và phi công Việt Nam.
Nếu trong thời gian phi cơ chiến đấu đang tập luyện trên bầu trời xuất hiện những đội máy bay Mỹ, thì các phi cơ mà trong buồng lái có phi công Liên Xô ngay lập phải hạ cánh. "Dưới bất kỳ hoàn cảnh không được tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với người Mỹ!" — Đó là mệnh lệnh nghiêm ngặt của Matxcơva. Và các chuyên gia Liên Xô đã tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh trên.
Chỉ có một lần, theo lời kể của Thiếu tướng Không quân Evgeny Polivayko, mệnh lệnh này gần như bị vi phạm. Vào năm 1967, Mỹ đã xác định tọa độ của sân bay, nơi bố trí các máy bay Liên Xô và huấn luyện đào tạo các phi công Việt Nam, rồi không quân Mỹ đã không kích vào sân bay này.
Đường băng của phi trường gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại một lăn rất hẹp. Mặc dù có nguy cơ lớn, nhưng vẫn có thể cất cánh được. Không ai trong số các phi công Việt Nam mới được đào tạo không thể thực hiện động thái này. Để cất cánh trong tình huống phức tạp như vậy phải có kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm dài.
Thiếu tướng Evgeny Polivayko hồi tưởng lại, các phi công Liên Xô đã “cầu xin” Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cho phép họ giúp cho đơn vị tên lửa đánh đuổi các chiếc "Phantom" Mỹ ra khỏi sân bay. Trưởng nhóm chuyên gia quân sự đã hướng tới đại sứ Liên Xô tại Việt Nam. Ông đại sứ ngay lập tức liên lạc với Matxcơva và chuyển đến sân bay câu trả lời: "Cuộc bay chiến đấu bị nghiêm cấm".
Như vậy, khác với các chuyên gia tên lửa của Liên Xô, mà trong những năm 1965 - 1966 đã trực tiếp bắn vào các mục tiêu trên không thuộc lực lượng không quân Mỹ, thì các phi công Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với Mỹ. Nhiệm vụ của họ là huấn luyện đào tạo phi công Việt Nam. Và họ đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Theo Sputnik