Dù là Mỹ hay Nga, trong một số thời điểm có nhiều vũ khí công nghệ cao được chế tạo. Có khác chăng bom lớn hơn, bom nhỏ hơn mà thôi. Trên thực tế, việc chế tạo “StormBreaker” trở thành bước đi hết sức đặc biệt, tỏ rõ sự thay đổi từ chính sách sen đầm quốc tế - thường xuyên can thiệp vào mọi cuộc xung đột và áp đặt nước này hay nước khác theo ý mình - sang tập trung vào với những đối thủ cụ thể: Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn theo trình tự.
Các loại bom mới khác với các đạn dược “thông minh” hiện có ở chỗ: mỗi loại trong số chúng được trang bị vô tuyến định vị (Radar) phạm vi tới từng li và cảm biến hồng ngoại. Chúng cho phép “StormBreaker” tự phát hiện và tấn công mục tiêu. Các cuộc tấn công có thể được tiến hành vào bất kỳ thời gian nào, cả ngày lẫn đêm, hay trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Hệ thống radar sẽ dẫn bom đến mục tiêu, bất chấp những đám mây bụi dày đặc hay các mảnh vỡ do các vụ nổ tung vào không khí. Đạn được trang bị cả đầu đạn laser tự dẫn bán chủ động: nó cho phép tấn công mục tiêu được rọi sáng bằng tia laser, từ mặt đất hay từ trên không.
Thợ săn xe tăng
Một đặc điểm nữa của bom là tính chất khí động học cực tốt. Sau khi được thả từ máy bay, “StormBreaker” bung cánh và bay về phía có mục tiêu ở tầm xa lên tới 72 km (45 dặm). Nhờ thế, các máy bay của Mỹ có thể giáng đòn mà không cần vào tầm hoạt động của vũ khí phòng không tầm trung hay tầm ngắn của đối phương.
Ưu điểm nổi bật quan trọng của “StormBreaker” là trọng lượng nhỏ. Một quả bom nặng 113 kg (25 funt). Máy bay tiêm kích F-15E có thể mang 28 quả đạn như thế, còn tiêm kích ném bom thế hệ thứ 5 F-35 chỉ mang được 24 quả. Các kỹ sư của Raytheon lên kế hoạch trạng bị các loại đạn như thế cho các máy bay ném bom mạnh hơn như loại B-52 già cỗi hay B-1B Lancer hiện đại hơn. Trong trường hợp này số lượng bom có thể được sử dụng trong một cuộc tấn công sẽ tăng lên. Ví dụ, B-1B Lancer có thể ném tới 96 quả “StormBreaker” trong một lần. Bom đã được thử nghiệm trên các máy bay tiêm kích và cường kích của hải quân Hoa Kỳ, từ họ F-18 cho tới các loại tiêm kích quân sự F-15E.
Bom thông minh có thể được lắp đặt trên nhiều loại phi cơ chiến đấu khác nhau (Ảnh: Internet) |
Nhiệm vụ hàng đầu của "StormBreaker" là tiêu diệt xe bọc thép của kẻ địch ngoài chiến trường, trước hết là xe tăng. Bom tiêu diệt các mục tiêu tĩnh tại, cũng như mục tiêu di động với hiệu quả như nhau. Nó có khả năng tìm kiếm các mục tiêu thích hợp, phân loại chúng và tiêu diệt mà không cần sự có mặt của người thao tác. Khi áp dụng định vị mục tiêu bằng laser, “StormBreaker” cũng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu khác, chẳng hạn bộ binh trong các công sự dã chiến hay trong các toà nhà. Nhưng trong trường hợp này, khả năng vượt trội chính của bom bị mất đi – đó là khả năng tiến hành các cuộc tấn công cấp tập từ khoảng cách an toàn (người điều khiển cần nằm trong tầm nhìn trực tiếp từ mục tiêu để có thể hướng tia laser vào nó).
Những nhà nghiên cứu không che giấu rằng họ đã vay mượn khái niệm “StormBreaker” từ chương trình "Assault Breaker" những năm 80 của thế kỷ trước. Chương trình này đã trù tính việc chế tạo bom “thông minh” có thể bay liệng trên chiến trường và tấn công xe tăng Liên Xô, ở chế độ tự động. Khi đó, chương trình không đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng trải qua 30 năm, các kỹ sư Mỹ quay lại với ý tưởng cũ, thực hiện hóa nó bằng kỹ thuật mới.
Dẫu sao, một số sự vật là bất biến. Các quốc gia cũ đã sụp đổ, những quốc gia mới ra đời, kỹ thuật công nghệ đang thay đổi chóng mặt, còn tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ đang tiếp tục sản xuất vũ khí cho cuộc chiến với người Nga.
Dự án cũ cho kiểu cách mới
Hệ thống trí tuệ của “StormBreaker” đáng được chú ý đặc biệt. Vấn đề ở chỗ nó được chế tạo có tính đến những đòi hỏi của chương trình “Golden Horde” của không quân Mỹ. Bản chất của nó là thành lập một tổ hợp chiến đấu trong đó bao gồm các máy bay và cả vũ khí được chúng sử dụng. Cả bom đạn, cả các phương tiện vận chuyển chúng cần được trao đổi thông tin ở chế độ tự động. Trong đó, mỗi thành viên trong tổ hợp thu thập và phân tích tin tức nhận được từ các thành viên khác của đội.
Việc thu thập, trao đổi và phân tích thông tin được diễn ra không có sự tham gia của con người, nhờ đó rút ngắn thời gian đưa ra quyết định. Việc quan sát tập thể ngoài chiến trường giúp nâng cao gấp nhiều lần cơ hội phát hiện những mục tiêu được nghi trang, còn việc trao đổi thông tin theo nguyên tắc “một người với tất cả” cho phép phản ứng mau lẹ với sự thay đổi tình huống: tiêu diệt kẻ thù đã thoát khỏi đòn đánh đầu tiên, hay dẫn bom từ những mục tiêu đã bị tiêu diệt sang những mục tiêu đang hoạt động.
Ở đây, các kiến trúc sư của “Golden Horde” đã từ bỏ, về nguyên tắc, việc áp dụng những công nghệ huấn luyện máy móc và trí tuệ nhân tạo còn thô và phức tạp về tính toán. Thay vào đó, họ dự định sử dụng bộ kịch bản lưu trong thẻ nhớ máy tính của mỗi thành viên trong tổ hợp. So sánh tình huống đang diễn ra với những kịch bản được lưu trữ, máy có thể chọn ra những phương án hành động phù hợp hơn cả, sau đó thực thi những lệnh đã được viết sẵn từ trước.
Khi số lượng kịch bản đủ lớn và thuật toán phân tích linh hoạt, tổ hợp thu được trí tuệ tập thể linh hoạt và rất hiệu quả. Các thuật toán tương tự được sử dụng hiện nay trong các trò chơi máy tính, trong đó người chơi tự do hành động cụ thể (bằng cách đó tạo cho máy tính một số bất ổn định), nhưng đích cuối cùng vẫn chuyển động ngang bằng từ vị trí xác định trước sang vị trí khác. Lập trình viên đã đăng ký trực tiếp rằng họ muốn áp dụng “phối hợp trò chơi” giữa các nhân tố trong tổ hợp. Phụ thuộc vào tính chất sứ mệnh sắp tới, có thể lưu nhiều kịch bản khác nhau trong thẻ nhớ máy tính.
“Theo nguyên tắc, các hệ thống vũ khí hiện đại trên không được sử dụng dựa trên các nhiệm vụ được chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian tác chiến đối phương có động thái bất ngờ, việc lập trình lại vũ khí sẽ không hiệu quả, còn để thực hiện thao tác đòi hỏi nhiều sức lực bổ sung.
Việc tương tác trên mạng và điều khiển bán tự động vũ khí có ưu điểm nổi bật là cho phép quan sát đối phương và phản ứng lại các hành động của nó ở chế độ thời gian thực, khắc phục được sự phòng thủ của đối phương trước khi phía tấn công kịp áp dụng những biện pháp phản công hiệu quả.
Khả năng này nâng cao hiệu quả hoàn thành các thao tác một cách linh hoạt và khả năng đáp trả các hành động của kẻ thù trong thời gian tấn công. Ngoài ra, phương pháp này cho phép nâng cao tốc độ và tính chính xác khi tiêu diệt các mục tiêu” - theo như mô tả chương trình “Golden Horde” đăng trên trang mạng của Phòng Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL).
Những mục đích trong chương trình được tuyên bố một cách tương đối khiêm tốn: chế tạo bom cự li nhỏ có khả năng hợp tác theo bầy, và nghiên cứu chế tạo các loại đạn – bia tương tự được phóng từ trên không.
Giả thuyết của hai sản phẩm cần được trình bày trước cuối năm 2020, sau đó là trong năm 2021, lên kế hoạch bắt đầu chu trình thử nghiệm, trong đó việc áp dụng chung các hệ thống sẽ được thực hiện.
Dù ở mức độ vừa phải, rõ ràng chương trình đang mở ra hướng chủ chốt cho 10 năm tới trong việc phát triển không quân Mỹ. Trong năm 2019, quân đội Mỹ lựa chọn “Golden Horde” là chương trình được ưu tiên nhất thuộc mạng lưới các dạng vũ khí chuẩn mực nhờ thông tin vô tuyến. Nó là một phần của chương trình có qui mô lớn hơn có tên gọi “Chiến lược khoa học và công nghệ năm 2030” (The 2030 Science and Technology Strategy).
"Cuộc chiến" thiên niên kỷ thứ ba
Xét trên bình diện địa-chính trị hiện nay sẽ thấy rõ trên thế giới có 2 quốc gia mà Mỹ không thể thắng nổi bằng sức mạnh và vật chất đang có: Nga và Trung Quốc. Một cuộc xâm lược trực tiếp chống lại 2 quốc gia này là bất khả thi, chưa kể đến những tổn thất không thể chấp nhận được.
Hơn nữa, Mỹ hiện nay đang mất dần ưu thế và hiện đang ở vai trò người đuổi bắt trong nhiều lĩnh vực. Sự tụt hậu xuất hiện do sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã mất đi đối thủ thực tế duy nhất. Cùng đó, tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh nhất hành tinh đã mất đi ý nghĩa tồn tại của mình và theo qui luật, chuyển sang chế độ hoạt động của một "chiếc máy cưa".
Gần ¼ thế kỷ, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ đã thản nhiên cắt xén ngân sách, cho ra đời những cỗ máy đắt tiền khủng khiếp và không phải lúc nào cũng có khả năng chiến đấu. Chẳng hạn như những máy phát laser trên những chiếc Boeing-747, các trực thăng chiến đấu Bell V-22 Osprey, các khu trục hạm lớp Zumwalt, các máy bay trực thăng RAH-66 Comanche…Dù bỏ vào hàng trăm tỉ USD, tất cả chúng hoặc không được đưa vào sản xuất, hoặc được xuất xưởng cầm chừng và sau đó được sử dụng hạn chế ở các phân đội riêng.
Kết quả là trong mọi chiến dịch những năm 1990 và 2000, phía Mỹ nai lưng sản xuất máy bay, xe tăng và tàu chiến. Nếu để chiến đấu ở Iraq hay Serbia chỉ cần số đó là đủ, nhưng để đối đầu với quân đội Nga hay Trung Quốc thì không.
Hai lĩnh vực quan trọng mà người Mỹ hiện đang tụt lại rõ nhất là phát triển lực lượng không gian vũ trụ và chế tạo vũ khí siêu thanh. Và đây cũng chính là 2 lĩnh vực mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump tập trung phát triển nhất. Tháng 12/2019 loại hình quân đội mới của Mỹ được thành lập: lực lượng không gian vũ trụ Hoa kỳ (The United States Space Force, USSF).
“Trong chiến lược vũ trụ quốc gia mới của tôi, vũ trụ được công nhận là vùng tác chiến giống như trên bộ, trên không và trên biển. Thậm chí lực lượng không gian vũ trụ có thể xuất hiện trong nước chúng tôi” - ông Trump tuyên bố khi thông báo việc thành lập bộ tư lệnh mới.