Biển Đông: Mỹ nắm "gót chân Asin" đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc

VietTimes -- Trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào với Mỹ, các tiền đồn trên biển của Trung Quốc cũng gần như chắc chắn sẽ nhanh chóng bị hạ gục sau những cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình, tàn phá các cơ sở của quân đội Trung Quốc và bắt giữ các binh sĩ vận hành. National Interest phân tích.
Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp, ngang ngược với gần 90% diện tích Biển Đông, hiện thực hóa các tuyên bố này bằng cách bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo. Việc phát hiện Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp này không có gì đáng ngạc nhiên, mà điều khiến người ta kinh ngạc vai trò của những hòn đảo xây dựng trái phép này như thế nào trong việc bảo vệ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc?

Theo National Interest, chiến dịch quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2009, khi nước này cung cấp cho Liên Hợp Quốc bản đồ của cái gọi là “Đường chín đoạn” trên Biển Đông và cho đó là “ranh giới lãnh thổ” của Trung Quốc. Kể từ đó Trung Quốc đã bồi lấp ít nhất 7 rạn san hô và các đảo nhỏ trên biển bao gồm Đá Xubi, Đá Vành Khăn, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Gaven, Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên (ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực The Hague đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông).

Theo tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, Bắc Kinh đã bồi lấp trái phép hơn 3.200 ha đất ở Biển Đông. Ban đầu Trung Quốc tuyên bố lý do cái gọi là “lãnh thổ” của họ được mở rộng vì các mục tiêu hòa bình, từ cứu trợ người đi biển đến phục vụ nghiên cứu khoa học, cho dù nhiều đảo trong số đó hiện có các đường băng quân sự, súng phòng không và chống tên lửa, và các vũ khí hải quân. Đá Châu Viên hiện sử hữu thiết bị radar cảnh báo sớm tần số cao mới để phát hiện máy bay đang tiến đến, điều này có vẻ không phù hợp nhiệm vụ hòa bình. Xa hơn về phía bắc, Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa trên Đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố với quy mô tương đương một căn cứ không quân lớn ở đại lục
Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các nhà chứa máy bay tại quần đảo Trường Sa
Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các nhà chứa máy bay, được so sánh với Lầu Năm Góc của Mỹ
Máy bay Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa
Máy bay Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa

Theo National Interest, việc Trung Quốc chiếm cứ lãnh thổ bất hợp pháp trên Biển Đông và xa rời tôn chỉ “trỗi dậy hòa bình”- thuật ngữ mà ông Hồ Cẩm Đào đưa ra- thật khó hiểu. Trung Quốc đã bị các nước láng giềng cảnh giác và dính líu xung đột với các cường quốc khác gồm cả Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Một giả thuyết giải thích hiện tượng này cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đã suy tính rằng việc đảm bảo an toàn cho một pháo đài phục vụ căn cứ răn đe hạt nhân của Trung Quốc trên biển xứng đáng với hậu quả ngoại giao mà nước này gây ra.

Trong Chiến tranh lạnh, các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Liên Xô được triển khai từ hai pháo đài bảo vệ trên biển Barents ở phía Đại Tây Dương và biển Okhotsk ở phía Thái Bình Dương. Ở đó, tàu ngầm tên lửa của Liên Xô có thể được che chắn bởi lực lượng không quân và hải quân trên biển từ đó trước máy bay, tàu chiến và tàu ngầm tấn công của kẻ địch.

Bộ đôi tên lửa hạt nhân trên mặt đất và trên biển của Trung Quốc dựa vào bốn tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn. Trung Quốc tin rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ đe dọa hủy hoại độ tin cậy khả năng răn đe hạt nhân khiêm tốn của Trung Quốc. Theo quan điểm của Trung Quốc, điều này khiến pháo đài bảo vệ trở nên quan trọng hơn.

Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trân trên biển gây căng thẳng khu vực
Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trân trên biển gây căng thẳng khu vực
Tầm bắn của tên lửa Trung Quốc triển khai trên các đảo nhân tạo
Tầm bắn của tên lửa Trung Quốc nếu triển khai trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông

Vị trí địa lý của Trung Quốc chỉ trao cho nước này duy nhất một đại dương là Thái Bình Dương để xây dựng pháo đài của mình. Bắc Thái Bình Dương có Hạm đội 7 của Mỹ và gần 50 tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đó là khu vực không lối thoát của Trung Quốc. Ngược lại, Biển Đông lại chỉ bị bao quanh bởi một số các nước tương đối yếu và không thể đe dọa các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc.

Tàu chiến và máy bay bay qua Biển Đông chỉ là một khía cạnh, nhưng sự hiện diện lâu dài ở đây đã củng cố vị thế của Trung Quốc trong khu vực. Nó cũng cho phép lắp đặt mạng lưới cảm biến lâu dài, như hệ thống radar HF trên Đá Châu Viên.

Cảng biển và đường băng đang được xây dựng gần như chắc chắn sẽ bảo vệ khu vực, với sự hỗ trợ từ đại lục, từ một chiến dịch tác chiến chống tàu ngầm phức tạp được thiết kế để hỗ trợ vũ khí hạt nhân trên biển của Trung Quốc.

Nhiều khẩu đội tên lửa phòng không như HQ-9 và tên lửa chống hạm trên mặt đất đều có thể bảo vệ các thiết bị quân sự khác như đường băng và hệ thống radar. Các hoạt động thực thi tự do hàng hải gần đây của Mỹ và các đồng minh sẽ được sử dụng như sự biện minh cho việc Trung Quốc phòng thủ mạnh hơn. Nói một cách mỉa mai thì Trung Quốc tăng cường quân sự hóa khu vực để đáp trả hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ.

Điều này chỉ ra “gót chân Asin” của các đơn vị đồn trú trên đảo của Trung Quốc: đó là về lâu dài, chúng không thể bảo vệ được. Không giống như tàu thuyền, các đảo đá đều cố định và sẽ không bao giờ di chuyển đi đâu được. Các đảo đá nhỏ không thể dự trữ đủ quân lính, cũng như thức ăn, nước uống, điện năng và tên lửa phòng không để duy trì các tiền đồn phòng thủ hữu hiệu. Như những gì đã xảy ra trên thực tế chiến trận tại Iwo Jima và Okinawa thì không có sự phòng thủ hữu hiệu nào về lâu dài cho các hòn đảo thậm chí chỉ cách vài dặm.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Mỹ có kế hoạch thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ có kế hoạch thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ có kế hoạch triển khai siêu khu trục hạm Zumwait tại châu Á
Mỹ có kế hoạch triển khai siêu khu trục hạm Zumwalt tại châu Á

Theo National Interess, trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào với Mỹ, các tiền đồn trên biển của Trung Quốc cũng gần như chắc chắn sẽ nhanh chóng bị hạ gục sau những cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình, tàn phá các cơ sở của quân đội Trung Quốc và bắt giữ các binh sĩ vận hành. Liệu Trung Quốc sẽ đáp trả ra sao trước một cuộc tấn công vào pháo đài hạt nhân là một câu hỏi mở nên được cân nhắc cẩn thận, vì chiến thắng trên Biển Đông có thể không phải báo trước sự kết thúc của một chiến dịch mà là mở ra một cuộc chiến nguy hiểm mới.

Các tiền đồn quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông vi phạm vào hiệp ước không quân sự hóa vùng biển này của Trung Quốc. Cho dù khu vực này có giá trị chiến lược rất lớn, các tiền đồn này là một giải pháp quốc phòng yếu kém, sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng nếu chiến tranh xảy ra. Trung Quốc sẽ khôn ngoan trong việc xem những hòn đảo này chỉ là giải pháp tạm thời, cho đến khi hải quân nước này đủ tàu và sức mạnh để duy trì sự hiện diện lâu dài trên biển.