Mới đây, các phương tiện truyền thông loan tin rằng quân đội Mỹ và các loại xe bọc thép cùng với sự phô trương lộ liễu đã tập kết đến thành phố Manbij ở miền bắc Syria, Global Times viết. Đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, lực lượng của Washington sẽ "đảm bảo việc ngăn chặn và bảo trì niềm tin" trong khu vực.
Theo Global Times, đáng chú ý nhất trong sự kiện này là nó đã gây ra "tiếng vang lớn" đến mức nào. Từ quan điểm chiến lược, mục tiêu chính của người Mỹ ở đây là "giành lại vị trí hàng đầu ở Trung Đông".
Tất cả đều biết rằng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã hướng đến châu Á và gần như đánh mất sự quan tâm ở khu vực Trung Đông. Mặc dù, khi "Nhà nước Hồi giáo " tự tuyên bố về bản thân, Washington đã tạo ra một liên minh để đối phó với nó, tuy nhiên hiệu quả của những nỗ lực này không rõ ràng và kết quả cũng khó xác định. Tại Trung Đông, Mỹ rõ ràng đã đánh mất tính "xấc xược" của nó khi phải giao chiến chính với Saddam Hussein.
Dĩ nhiên, Matxcơva đã không để lỡ từng phút chiếm ngay vị trí của Washington. Chính vì sự ảnh hưởng của Mỹ đã giảm sút trong khu vực, vai trò của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phát triển nhanh chóng. Lấy ví dụ cách đây không lâu quá trình đàm phán về giải quyết cuộc xung đột Syria tại Astana, nơi mà Mỹ thậm chí không được mời dự, báo Trung Quốc lập luận.
Cùng với việc tân tổng thống Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo, cả chiến lược của Mỹ ở Trung Đông cũng thay đổi. Từ những tuyên bố của Nhà Trắng, có thể kết luận rằng hiện nay khu vực này là một ưu tiên đối với Mỹ. Đồng thời các thành viên trong chính quyền mới đã đưa ra tín hiệu rõ ràng rằng Washington có ý định tuân thủ "cách tiếp cận cứng rắn" và theo đuổi một chính sách tích cực hơn.
Và lần này, sự xuất hiện "ồn ào" của quân đội Mỹ ở Syria có ý định nhắc nhở rằng tất cả các bên khác không nên "bỏ qua Mỹ và ảnh hưởng của Washington ở Trung Đông", và nếu một khi Mỹ muốn, thì nước này sẽ có thể can thiệp bất cứ lúc nào vào tình hình hiện nay và thậm chí giành lấy quyền kiểm soát khu vực.
Như vậy, tại Syria, Mỹ sẽ "duy trì tính tự tin" và ngăn chặn", nhưng điều đó liên quan đến ai? Trong trường hợp thứ nhất, Washington có ý định đóng vai trò "vùng đệm" giữa hai đồng minh là Thổ Nhĩ Kỳ và các đơn vị phòng vệ nhân dân người Kurd, những mâu thuẫn giữa hai bên gia tăng mạnh đến nỗi xuất hiện mầm mống hiểm họa biến thành cuộc xung đột chính thức trực tiếp ở Manbij. Do đó, lực lượng của Mỹ sẽ giúp cô lập hai bên, bằng cách đó ngăn ngừa tình trạng căng thẳng có thể xẩy ra.
Mặt khác, Washington sẽ "ngăn chặn" nước nào? Đây có thể là mũi công kích hướng tới Nga và chính phủ Syria, Global Times dự đoán. Lực lượng của họ đã tiến tới gần Manbij. Tất nhiên, Mỹ không muốn thành phố này rơi vào tay của Damascus, Matxcơva hay Tehran, và do đó Washington quyết định tự mình thể hiện bản thân với tư cách như một "răn đe" trước những "ánh mắt thèm thuồng" này.
Theo Sputnik