"Sự chuyển hướng" trong quan hệ với Mỹ mà ông Duterte tuyên bố trong tháng 9 năm 2016 là kế hoạch của ông thiết lập quan hệ của Philippines với Nga và Trung Quốc.
Kế hoạch tăng cường quan hệ với Liên bang Nga áp dụng cho cả quốc phòng và các lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực quân sự, ông Duterte tiết lộ ý định mua vũ khí từ Liên bang Nga.
Đổi lại, Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện tín dụng thuận lợi cho Philippines với kỳ hạn thanh toán không sớm hơn năm 2025.
Theo cộng tác viên của công ty phân tích Sino-NK, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga ở Đông Á, ông Anthony Wrynn, Liên bang Nga sẽ có lợi từ việc thiết lập quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự.
Ông Anthony Wrynn cho rằng điều này có thể tạo thêm đòn bẩy cho Nga trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.
Như được biết, quan điểm của Nga là không nên "quốc tế hóa" vấn đề và chỉ những cầu thủ trong khu vực liên quan đến tranh chấp mới tham gia giải quyết bất đồng.
Điều này phù hợp với quan điểm của Nga rằng các nước không nên can thiệp vào công việc nội bộ hoặc song phương của các nước khác.
Đồng thời, phía Nga cũng bày tỏ rõ ràng ý định của mình khẳng định tình trạng của Nga với tư cách là siêu cường thế giới.
Và để thực hiện mục tiêu này việc tham gia giải quyết các vấn đề Biển Đông là điều cần thiết đối với Liên bang Nga.
Cho nên, sự gần gũi hơn với Philippines mở cho Nga khả năng có quyền lên tiếng. Hơn nữa, là nhà cung cấp tiềm năng các thiết bị quân sự, Nga là nguồn bổ sung (ngang ngửa với Mỹ), cho phép Philippines có thêm sức để đối đầu với Trung Quốc về mặt quân sự.
Theo chuyên gia, Tổng thống Duterte đưa ra sáng kiến lập quan hệ mới với Nga có vẻ giống như những nỗ lực nào đó để cân bằng quan hệ của Philippines với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Theo báo Sputnik, ông Duterte cũng đồng thời dường như đã được hướng dẫn bởi mong muốn giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ.