|
2 chiếc Mig 29 do Nga sản xuất và 2 chiếc F-16 do Mỹ sản xuất của Không quân Ba Lan trong Triển lãm Hàng không ở Radom, Ba Lan, ngày 27/8/2011. Ảnh AP |
Ngày 16/3, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo, quốc gia này sẽ chuyển giao lô đầu tiên 4 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG-29. Đồng thời chính phủ Slovakia cũng thông qua kế hoạch cung cấp cho Ukraine phi đội 13 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô.
Ngày 17/3, thủ tướng Eduard Heger công bố quyết định nhất trí của chính phủ Slovakia. Slovakia đã hạ cánh phi đội bay vào năm 2022 và không còn sử dụng máy bay phản lực chiến đấu.
|
Máy bay MiG-29 không quân Slovakia. Ảnh Lukasz |
Chính quyền Ukraine nhiều lần yêu cầu các đồng minh phương Tây chuyển giao cho các máy bay tiêm kích - ném bom hiện đại với hy vọng có được F-16 của Mỹ.
Quyết định của Ba Lan "không thay đổi" việc Mỹ từ chối thực hiện yêu cầu của Kyiv, phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby tuyên bố ngày 16/3 sau thông báo của Ba Lan.
"Điều đó không thay đổi phân tích của chúng tôi. (...) kế hoạch không có trên bàn", ông nói với các phóng viên, lưu ý rằng tổng thống Mỹ Joe Biden công khai phản đối chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Phản ứng trước thông báo của Warsaw, phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ignat nói: "MiG sẽ không giải quyết được vấn đề, chúng tôi cần F-16. Nhưng MiG sẽ giúp tăng cường khả năng chiến đấu của chúng tôi.
Hy vọng về một "liên minh rộng lớn hơn"
Ngày 17/3, Điện Kremlin cho biết, các máy bay chiến đấu Mig-29 mà Ba Lan và Slovakia chuyển giao cho Ukraine sẽ bị "phá hủy" và tố cáo "sự tham dự ngày càng tăng" của các nước NATO trong cuộc xung đột.
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov phát biểu với các phóng viên: "Việc chuyển giao thiết bị quân sự hiện đại, như chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố, không thể ảnh hưởng đến kết quả" của cuộc xung đột. Tất nhiên, những thiết bị này sẽ bị phá hủy".
Trong cuộc họp báo, tổng thống Ba Lan nói thêm "những máy bay khác hiện đang được bảo dưỡng và sẽ được chuyển giao vào giai đoạn tiếp theo. Do đó, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi sắp gửi những chiếc MiG này tới Ukraine," đồng thời cho biết thêm, Ba Lan có khoảng 15 chiếc MiG, nhận được từ các lực lượng vũ trang Cộng hòa Dân chủ Đức vào những năm 1990.
"Những chiếc MiG này vẫn đang phục vụ trong lực lượng không quân Ba Lan. Đây là những năm hoạt động cuối cùng của loại máy bay này, phần lớn vẫn trong trạng thái kỹ thuật tốt", Tổng thống Duda nói: “MiG-29 là "máy bay mà các phi công Ukraine có thể sử dụng ngay mà không cần đào tạo thêm".
Sáng ngày 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết Ba Lan muốn chuyển giao những chiếc MiG-29 cho Ukraine "như một phần của liên minh các quốc gia rộng lớn hơn".
Trước câu hỏi, các quốc gia nào khác tham gia liên minh, ông nhấn mạnh, là Slovakia nhưng nói thêm: "tất nhiên chúng tôi sẵn sàng mời những quốc gia tham gia khác. Chúng tôi chắc chắn muốn các hoạt động của đất nước được thực hiện trong khuôn khổ liên minh".
Những chiếc MiG chuyển giao cho Ukraine sẽ được thay thế bằng FA-50 của Hàn Quốc và F-35 của Mỹ. Năm 2022, Slovakia, nước láng giềng của Ba Lan cho biết đã sẵn sàng thảo luận về chương trình cung cấp MiG-29, bù đắp những tổn thất của Ukraine, nhưng chưa đưa ra quyết định.
Theo EuroNews