Ai săn lùng Chuyên cơ số 1 của Tổng thống Nga Putin trên đường tới Hamburg? (II)

VietTimes -- Tổng thống Nga V.Putin là người công khai tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường lãnh đạo bởi, theo ông, trật tự đó đi ngược lại chính các giá trị dân chủ mà phương Tây cổ súy. Vì thế mà ông đã bị “nhà nước ngầm” tuyên bố là “kẻ phá hoại trật tự thế giới của Mỹ”.
Nhiều thế lực ở Mỹ và phương Tây ghét cay ghét đắng tổng thống Nga Putin
Nhiều thế lực ở Mỹ và phương Tây ghét cay ghét đắng tổng thống Nga Putin

(tiếp theo kỳ trước)

Chuyên cơ của Tổng thống Nga Putin bị săn lùng trên đường dự G-20?

Vì sao các “thế lực ngầm”muốn loại bỏ Tổng thống Nga Putin?

Lịch sử sau Chiến tranh lạnh chứng tỏ, lãnh đạo nhiều nước vì không chấp nhận vai trò siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới của Mỹ nên đã bị “nhà nước ngầm” loại bỏ. Nhà lãnh đạo quốc gia đầu tiên bị “nhà nước ngầm” đưa vào điểm ngắm là Tổng thống Nam Tư Milosevich. Để thực hiện âm mưu này, “nhà nước ngầm” đã dựng lên câu chuyện hoang đường rằng chính quyền của Tổng thống Nam Tư Milosevich “vi phạm nhân quyền”. Để “bảo vệ nhân quyền”, Mỹ và NATO  tuyên bố “nhân quyền cao hơn chủ quyền” nên đã phát động chiến tranh xâm lược Nam Tư năm 1999.

Tuy nhiên, cuộc chiến này rơi vào bế tắc, buộc Mỹ và NATO chấp nhận ngừng bắn và sau đó họ đã phải tiến hành “cuộc cách mạng màu” để lật đổ Tổng thống Milosevich. Chưa hết, sau đó Mỹ đưa ông Milosevich ra xét xử tại Tòa án quốc tế với tội danh “phạm tội ác chống lại loài người”. Sau này, ông được xóa án nhưng lại bị chết một cách bí ẩn trước khi ra tù.

Nhân vật thứ hai là lãnh đạo phong trào Taliban, bị Mỹ cáo buộc “che chở khủng bố” và bị hứng chịu cuộc ném bom rải thảm của NATO và rốt cuộc bị lật đổ vì Taliban không đồng ý cho các công ty của Mỹ lắp đặt đường ống dẫn khí đốt từ các nước Trung Á tới Ấn Độ Dương, đi qua lãnh thổ Afghanistan.

Người thứ ba là Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ngoài chuyện Kuwait, vì có ý định xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu và thanh toán bằng đồng Euro chứ không phải là đồng USD, nên đã bị dính đòn trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 1 (1990) và sau đó dính tiếp Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2 (2003) với cớ giả tạo “Iraq sở hữu vũ khí hóa học”.

Người thứ tư là Tổng thống Libya, ông Muammar al-Gaddafi-một nhà lãnh đạo không những công khai tuyên bố sự hiện diện của Mỹ ở châu Phi là “hành động xâm lược” mà còn có ý định phát hành đồng tiền Dina bằng vàng lưu hành ở châu Phi mà không dùng đồng đôla của Mỹ. Với ít nhất là hai “tội danh” này, Tổng thống Libya Muammar al-Gaddafi đã bị “nhà nước ngầm” cáo buộc “phạm tội ác chống lại loài người”, là “Hitler của thế kỷ XXI” và cũng bị tiêu diệt trong cuộc chiến tranh xâm lược của NATO núp dưới danh nghĩa “thiết lập vùng cấm bay” ở Libya.

Người thứ năm là Tổng thống Syria Bashar al-Assad vừa không chấp nhận hợp tác với các công ty dầu mỏ và khí đốt của Mỹ và Anh, vừa không chấp nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Vì thế, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bị tấn công bởi “cuộc chiến tranh qua tay người khác” dưới hình thức cuộc chiến khủng bố từ năm 2011 tới nay. Nhờ ý chí kiên cường chống khủng bố và nhận được sự giúp đỡ của Nga, Iran và lực lượng du kích Hezbollah, Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn trụ vững và đang gần đánh bại khủng bố.

Tổng thống Putin gặp gỡ tổng thống Syria Assad
Tổng thống Nga Putin và tổng thống Syria Assad là những cái gai trong mắt các thế lực hiếu chiến phương Tây

Còn Tổng thống Nga V.Putin là người công khai tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường lãnh đạo bởi, theo ông, trật tự đó đi ngược lại chính các giá trị dân chủ mà phương Tây cổ súy. Vì thế mà ông đã bị “nhà nước ngầm” tuyên bố là “kẻ phá hoại trật tự thế giới của Mỹ”. Thậm chí, lãnh đạo Mỹ còn tuyên bố tại Diễn đàn của Đại hội đồng LHQ năm 2014 rằng “nước Nga của Putin là một trong ba nguy cơ đối với thế giới” cùng với hai nguy cơ khác là đại dịch Ebola và tổ chức khủng bố mang tên “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS). Một thượng nghị sỹ Mỹ thậm chí còn tuyên bố rằng “Putin còn nguy hiểm hơn cả IS” (!?). Vì thế mà sau khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Libya và tiêu diệt nhà lãnh đạo nước này, vị thượng nghị sỹ nọ còn đe dọa rằng “Putin sẽ chịu chung số phận của Muammar al-Gaddafi” (!?)

Tư duy coi nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin là “xâm lược” và “nguy cơ đối với thế giới” đã được khẳng định trong các văn kiện lập pháp của Quốc hội Mỹ. Đó là, Nghị quyết của Hạ viện Mỹ số N.758 thông qua năm 2014. Tháng 5/2017, Hạ viện Mỹ thông qua  Đạo luật cấm vận chống lại Syria và các đồng minh của Syria đang viện trợ quân sự cho chính quyền Damas, trong đó có Nga và Iran [4].

Bởi thế với những “tội danh” như phương Tây luôn cáo buộc, Tổng thống Nga V.Putin dường như còn “xứng đáng” hơn nhiều so với Tổng thống Nam Tư Milosevich, nhà lãnh đạo Taliban, Tổng thống Libya Muammar al-Gaddafi, Tổng thống Iraq Saddam Hussein hay Tổng thống Syria Bashar al-Assad để “được” rơi vào tầm ngắm của “nhà nước ngầm”. Trong bài trả lời phỏng vấn đạo diễn điện ảnh Mỹ Oliver Stone, Tổng thống Nga V.Putin cho biết ông đã không ít lần bị ám sát hụt.

Vì sao lại là lúc này, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20?

Đối với “nhà nước ngầm”, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump-một người đã từng tuyên bố sẽ dọn sạch “vũng lầy ở Washington”, sẽ hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố, hay hợp tác kinh tế, sẽ là thảm họa. Cũng trong bài trả lời phỏng vấn đạo diễn điện ảnh Mỹ Oliver Stone, Tổng thống Nga V.Putin nhận định rằng, trước đây Tổng thống Mỹ Kennedy đã từng bị “nhà nước ngầm” sát hại và ông Trump cũng làm thế lực này rất khó chịu. Do đó, họ bằng mọi thủ đoạn ngăn cản mối quan hệ hợp tác giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga V.Putin.  

Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm nay ở Hamburg, Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch gặp và đối thoại với Tổng thống Nga V.Putin. Đây là điều mà “nhà nước ngầm” không thể nào chấp nhận và có thể họ muốn dàn dựng âm mưu bắn hạ Chuyên cơ số 1 của Tổng thống Nga V.Putin.

Bất chấp nhiều trở lực, cuộc gặp giữa hai tổng thống Putin và Trump đã diễn ra suôn sẻ
Bất chấp nhiều trở lực, cuộc gặp giữa hai tổng thống Putin và Trump đã diễn ra suôn sẻ

Kịch bản có thể là: một khi Tổng thống Nga V.Putin bị ám hại, lực lượng của Mỹ đã triển khai sẵn xung quanh Syria sẽ tấn công ồ ạt để tiêu diệt Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ở Biển Đen, lực lượng hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc tập trận chung với quân đội Ukraine sẽ tái chiếm Crimea và Miền Đông hiện do các lực lượng đối lập kiểm soát. Ở Đông Âu, lực lượng của NATO đã triển khai sẵn sẽ ồ ạt đánh chiếm vùng Kaliningrad mà họ cho rằng không phải của Nga. Chỉ cần hoàn thành những nhiệm vụ đó, tình hình nội bộ Nga sẽ rối loạn và NATO sẽ không cần đánh tiếp cũng thắng [5-8].

NATO sẽ hết sức tránh cuộc chiến tranh tổng lực với Nga bởi nếu điều đó xảy ra cũng đồng nghĩa với sự hủy diệt của cả hai bên. Tuy nhiên, ông Paul Craig Roberts, nguyên cố vấn kinh tế cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cảnh báo không loại trừ kịch bản này. Theo ông, Mỹ đã có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công phủ đầu chớp nhoáng nhằm vào Nga, trước hết là nhằm làm tê liệt toàn bộ hệ thống chỉ huy và điều hành quốc gia của Matxcơva để tránh đòn tấn công trả đũa./.

***

Tài liệu tham khảo

[4] H.R.Resolution N 758. US Lawmakers Push Europe to Big War

http://www.strategic-culture.org/news/2014/12/12/resolution-758-us-lawmakers-push-europe-big-war.html

[5] НАТО репетирует блокаду Калининградской области. https://www.omsk.kp.ru/daily/26698.4/3722201/

[6] US-NATO Delivering Arms to Ukraine. The Planning of Aggression against Russia. http://www.globalresearch.ca/us-nato-delivering-arms-to-ukraine-the-planning-of-aggression-against-russia/5419850

[7]Flashpoint in Ukraine: US Drive for Hegemony Risks WW III. Flashpoint in Ukraine. How the US Drive for Hegemony Risks World War III

[8] Paul Craig Roberts warns Washington plans to nuke Russia and China. https://personalliberty.com/paul-craig-roberts-warns-washington-plans-nuke-russia-china/