Vượt 3.200 tỉ USD, dự trữ ngoại hối Trung Quốc ở mức cao kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 7/1, Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc công bố dữ liệu về quy mô dự trữ ngoại hối cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong hai năm; lượng nắm giữ vàng dự trữ tiếp tục tăng tháng thứ 14 liên tiếp.

Việc mua vào nhiều vàng dự trữ đã giúp dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt mức kỉ lục trong hai năm qua (Ảnh: Sohu)
Việc mua vào nhiều vàng dự trữ đã giúp dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt mức kỉ lục trong hai năm qua (Ảnh: Sohu)

Thống kê của Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia cho thấy tính đến cuối tháng 12/2023, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.238 tỉ USD, cao nhất trong hai năm, tăng 66,2 tỉ USD hay 2,1% so với cuối tháng 11.

Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc cho biết, tháng 12/2023, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ và kỳ vọng của các nền kinh tế lớn, chỉ số đồng USD giảm và giá tài sản tài chính toàn cầu nói chung tăng. Quy mô dự trữ ngoại hối tăng lên trong tháng do tác động tổng hợp của các yếu tố như chuyển đổi tỷ giá hối đoái và biến đổi giá tài sản.

Ông Ôn Bân, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Dân Sinh, phân tích thêm rằng về mặt tiền tệ, chỉ số tỷ giá hối đoái của USD đã giảm 2,1% xuống mức 101,3 trong tháng 12 và các tài sản không tính bằng USD tăng giá trị sau khi được chuyển đổi sang USD. Về tài sản, chỉ số trái phiếu toàn cầu được phòng hộ bằng đồng USD tăng 3,2%; chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 4,4%.

Ông Triệu Khánh Minh, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quản lý Ngân hàng Trung Quốc, cho biết: “Dự trữ ngoại hối tăng 66,2 tỉ USD vào tháng 12/2023, chủ yếu do hai khía cạnh, tăng do chuyển đổi tỷ giá hối đoái và do giá tài sản tăng”. Về mặt tỷ giá hối đoái, tháng 12/2023, chỉ số USD đã giảm 2,1%. Tỷ giá hối đoái của đồng yên Nhật, đồng euro và bảng Anh so với đồng USD đều tăng ở các mức độ khác nhau; đặc biệt mức tăng giá của đồng Yên Nhật rất cao. Trong trường hợp này, tài sản không phải bằng USD trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được chuyển đổi thành USD sẽ có lợi nhuận nổi bật. Xét về giá tài sản, tháng 12 năm ngoái, có những thay đổi rõ ràng trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu, do đó giá trái phiếu của Mỹ, châu Âu đều tăng với các mức độ khác nhau.

bieu-do-du-tru-ngoai-hoi-5805.png
Biểu đồ cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang tăng mạnh (Ảnh: Toutiao).

Chỉ số USD tiếp tục giảm trong tháng 12/2023 và tỷ giá Nhân dân tệ (NDT) so với USD tăng lên trong hai tháng liên tiếp. Vào tháng 12/2023, tỷ giá NDT so với đồng USD đã tăng từ 7,1018 vào cuối tháng 11 lên 7,0827 vào cuối tháng 12, với mức tăng là 191 điểm, tăng 0,27%. Tỷ giá giao ngay của NDT so với USD tăng từ 7,1310 vào tháng cuối năm 2023 lên 7,0920 vào cuối năm, với mức tăng là 390 điểm và gần 0,55%.

Theo báo cáo, Trung Quốc là quốc gia dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. "Nói chung, trong năm qua, thậm chí là ba năm qua dự trữ ngoại hối của Trung Quốc về cơ bản ổn định ở mức 3,2 nghìn tỉ USD. Nhìn về tương lai, tính đến những thay đổi về tỷ giá hối đoái và giá tài sản, ngoại tệ, dự trữ ngoại hối vẫn có thể ổn định ở mức 3,2 nghìn tỉ USD", ông Triệu Khánh Minh nói.

Việc “mua tích trữ vàng” của ngân hàng trung ương tăng tháng thứ 14 liên tiếp. Năm 2023, ngân hàng trung ương các nước đã mua vàng với quy mô lớn. Theo dữ liệu mới nhất do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố, tính đến cuối tháng 12/2023, dự trữ vàng của Trung Quốc ở mức 71,87 triệu ounce, tăng 290.000 ounce so với 71,58 triệu ounce hồi cuối tháng 11. Hiện tại, dự trữ vàng của ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tăng liên tục hàng tháng kể từ tháng 11/2022, với tổng cộng 9,23 triệu ounce vàng đã được bổ sung vào kho.

Các chuyên gia cho rằng, vàng có các đặc tính như phòng ngừa rủi ro, chống lạm phát, bảo toàn và tăng giá trị lâu dài, việc bổ sung dự trữ vàng vào danh mục phân bổ dự trữ quốc tế có lợi cho sự cân bằng động thái an toàn, thanh khoản và lợi nhuận; có lợi cho việc điều phối và duy trì an ninh, thanh khoản và lợi nhuận của dự trữ quốc tế.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng trên quy mô lớn vào năm ngoái và dự trữ vàng chính thức toàn cầu đã tăng ròng 42 tấn mỗi tháng.

Theo "Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng toàn cầu" quý 3 do Hội đồng vàng thế giới công bố, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua 337 tấn vàng trong quý 3/2023, mức mua vàng ròng hàng quý cao thứ ba trong lịch sử; trong 3 quý đầu năm, tổng cộng các ngân hàng trung ương đã mua khoảng 800 tấn vàng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, 11 ngân hàng trung ương có mức mua vào hơn 1 tấn; ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đứng trong top 3, lần lượt mua vào 181 tấn, 57 tấn và 39 tấn.

Ngoài ra, "Khảo sát dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương năm 2023" do Hội đồng Vàng Thế giới công bố cho thấy sau khi hoạt động mua vàng đạt kỷ lục lịch sử, các ngân hàng trung ương nhiều nền kinh tế khác nhau tiếp tục giữ thái độ tích cực đối với vàng, với 24% ngân hàng trung ương được khảo sát lên kế hoạch mua vàng để tăng dự trữ vàng trong vòng 12 tháng tới, 62% ngân hàng trung ương được khảo sát cho rằng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ sẽ tăng trong tương lai, so với mức 42% của năm ngoái.

Khung hoang no My co nguy co bung no.jpg
Đồng USD đang mất giá mạnh so với các đồng tiền lớn khác trên thế giới (Ảnh: Sina).

Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng đã hỗ trợ tương đối mạnh cho giá vàng. Tính đến cuối năm 2023, giá vàng COMEX (thị trường tương lai và quyền chọn sơ cấp, là nơi giao dịch các mặt hàng kim loại như vàng, bạc, đồng và nhôm) đã tăng 13,45% trong cả năm, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2020. Ngày 4/12/2023, giá vàng quốc tế có lúc vượt mốc 2.100 USD/ounce, lập kỷ lục lịch sử.

Nhìn vào xu hướng tương lai của vàng, Goldman Sachs đã nâng mức mục tiêu giá vàng trong ba tháng, sáu tháng và 12 tháng tới lên 2.065 USD, 2.125 USD và 2.175 USD mỗi ounce.

Hai năm sau đại dịch COVID-19, giá vàng trong năm 2023 đã hai lần đạt mức cao nhất mọi thời đại: một lần vào tháng 5 và lần nữa vào tháng 12, giá vàng cố gắng thoát khỏi mốc quan trọng là 2.000 USD đã từng tồn tại trong nhiều năm. Đã từng có các đợt bán tháo ở ngưỡng này. Fed hiện dự kiến ​​​​sẽ cắt giảm lãi suất ba lần vào năm 2024 . Với bối cảnh vĩ mô thuận lợi và các chỉ số kỹ thuật tăng giá, giá vàng dự kiến ​​sẽ đạt kỷ lục mới vào năm 2024.

Trong bối cảnh dự đoán Fed cắt giảm lãi suất, giá vàng vẫn có cơ hội đạt mức cao lịch sử mới vào đầu năm 2024. Một mặt, áp lực lạm phát toàn cầu tiếp tục suy yếu, năm 2023giọng điệu của các ngân hàng trung ương lớn nước ngoài cũng bắt đầu thay đổi, từ siêu “diều hâu” trở nên ôn hòa, điều này sẽ tốt cho giá vàng. Mặt khác, thị trường dự đoán Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào cuối quý 1/2024, điều này cũng sẽ đẩy giá vàng lên cao hơn.

Theo Sohu