Việt Nam nhắm “siêu vũ khí”, nhờ Ấn Độ luyện tàu ngầm

VietTimes -- Lo lắng về việc Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng lãnh thổ trên biển Đông và bỏ qua những chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã thúc đẩy Ấn Độ và Việt Nam  tăng cường mối quan hệ hữu nghị cho cả hai bên
Việt Nam nhắm “siêu vũ khí”, nhờ Ấn Độ luyện tàu ngầm

Ấn Độ đang quyết tâm có được một vị thế chính trị và vai trò trong các hoạt động an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Từ những lý do chính trị và nguyên nhân thương mại, Biển Đông có vị thế quan trọng trong tư duy chiến lược của New Delhi.

Cho đến nay, Ấn Độ khó có khả năng hòa nhập một cách khéo léo vào khu vực, một phần do thiếu ý chí chính trị thống nhất, quá trình hiện đại hóa quân sự không ổn định ở quốc gia này và tốc độ phát triển phi mã của các nền kinh tế trong khu vực châu Á. Để điều chỉnh thiếu sót này, New Delhi từng bước gia tăng sức mạnh chiến lược và kinh tế dựa trên cơ sở chính sách của Đạo Luật Đông, đối ngoại hải quân hòa bình và ngoại giao đa phương.

Trong bối cảnh tình hình an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang cần được củng cố và hoàn thiện, một trong những quốc gia là chìa khóa cho sự hiện diện lâu dài và vai trò đảm bảo an ninh của Ấn Độ là Việt Nam. Trong vài năm qua, hồ sơ ngoại giao với Hà Nội phát triển ổn định trong tính toán chiến lược của New Delhi. Trên giao điểm chính sách Đạo Luật Đông của Ấn Độ và chính sách Đa phương hóa của Việt Nam, hai nước có cơ hội lịch sử để hình thành sự cân bằng quyền lực ở châu Á, đặc biệt là vùng biển Đông.

Dưới chính quyền Modi, chiến lược châu Á của Ấn Độ đã có bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự tham gia sâu rộng của Việt Nam. Nhưng cả hai nước có thể làm nhiều hơn nữa để củng cố vững chắc quan hệ hợp tác ngoại giao và quân sự, trên cơ sở quan điểm về sự gắn kết những lợi ích chiến lược.

Một cảm giác không an toàn trong sự lo lắng về việc Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng lãnh thổ trên biển Đông và bỏ qua những chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã thúc đẩy Ấn Độ và Việt Nam  tăng cường mối quan hệ hữu nghị cho cả hai bên

Phát triển trên nền tảng lịch sử vững chắc của mối quan hệ được xây dựng bởi bởi thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Jawaharlal Nehru và chủ tịch Hồ Chí Minh, hai nước cần có cơ chế hợp tác chính trị-quân sự nhằm thích ứng với một trật tự châu Á mới đang phát triển. Có một không gian rộng lớn không giới hạn cho những hoạt động chung như mở rộng hợp tác quốc phòng trong mọi lĩnh vực, tăng cường ngoại giao hải quân, phát triển thương mại song phương và hợp tác đầu tư.

Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến New Delhi ngày 05.2014, các nhà lãnh đạo hai nước tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng thông qua đối thoại an ninh, tăng cường hợp tác dịch vụ cho dịch vụ, phát triển năng lực và hành động nhân đạo rà phá bom mìn trong khuôn khổ ADMM +.  Hai nước cũng đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU), trong đó Ấn Độ cung cấp một dòng tín dụng ưu đãi trị giá 100 triệu USD cho việc mua sắm thiết bị quốc phòng.

Phần mở rộng của khoản tín dụng này và cung cấp bốn tàu tuần tra biển là dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển hợp tác hữu nghị lâu dài và bền vững, cho thấy Ấn Độ sẵn sàng trở thành một nước xuất khẩu vũ khí cũng như hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam. New Delhi cũng sẵn sàng giúp đỡ Hà Nội hiện đại hóa lực lượng lực lượng vũ trang, nhưng đây không phải là một bước phát triển mới.

Đã diễn ra các cuộc đàm phán nhằm cung cấp tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos trong thời kỳ của chính phủ Liên minh Tiến bộ (UPA) nhiệm kỳ trước. Việt Nam nỗ lực hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải. Cả hai quốc gia nỗ lực tham gia vào các hoạt động thăm viếng trao đổi các chiến hạm thường xuyên, trong chương trình hợp tác hữu nghị các sĩ quan Ấn Độ huấn luyện giảng dạy cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam.

Mâu thuẫn căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và những tuyên bố mở rộng vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên Biển Đông, Việt Nam đang phải nỗ lực tranh đấu để giữ và bảo vệ các đảo thuộc chủ quyền trong bối cảnh Trung Quốc bất chấp tất cả, quyết liệt bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự trên các rạn san hô.

Một bản báo cáo mới từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm  (SIPRI) cho biết: khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 46 phần trăm nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong năm năm qua. Cuộc chạy đua vũ trang thu hút sự quan tâm ở châu Á-Thái Bình Dương cho thấy nhiều lỗ hổng an ninh trong khu vực, khi Trung Quốc đối xử với các nước láng giềng nhỏ hơn một cách thô bạo mà không bị trừng phạt.

Ấn Độ có lịch sử rất thận trọng trong vấn đề đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Nhưng sự thay đổi chính sách dần dần hiện rõ hơn dưới thời chính quyền Modi. New Delhi thực hiện cách tiếp cận vấn đề với chủ nghĩa thực dụng, càng ngày càng không bị ngăn cản bởi những quan ngại làm mếch lòng Trung Quốc.

Ấn độ cũng đã tham gia vào chương trình "Tầm nhìn chiến lược" khu vực cùng với Mỹ, ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là một trong những dấu hiệu về sự thay đổi chính sách. Mặc dù Ấn Độ bác bỏ các cuộc đàm phán về tuần tra chung trên Biển Đông với Mỹ, New Delhi đang dần nóng lên với định hướng chiến lược, Ấn Độ phải thực hiện vai trò an ninh lớn hơn nhằm khôi phục lại trật tự trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế.

Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ với Việt Nam cũng là động thái đầu tiên trong bối cảnh lớn hơn của sự phát triển những quan đểm của Ấn Độ trong vấn đề “xoay trục” của Mỹ. Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam đều có thể chia sẻ lợi ích chung trong việc ngăn chặn Trung Quốc khống chế các tuyến đường thương mại biển và thực thi các yêu sách lãnh thổ thông qua cưỡng bức chủ quyền. Khi Trung Quốc bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa tiên tiến phòng không trên đảo tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam coi sự hiện diện của Mỹ như một hàng rào phòng thủ chống lại áp lực sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Chắc chắn sự gia tăng đáng kể binh lực của quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực sẽ có một tác động đáng kể đến sự cân bằng trong khu vực quyền lực. Tuy nhiên, sự kiên quyết ủng hộ ngoại giao và đảm bảo an ninh từ các cường quốc trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc sẽ gia tăng sức mạnh kiềm chế Trung Quốc. Cam kết hợp tác kinh tế của New Delhi cho Việt Nam và khu vực là một yếu tố định hướng cho các nước khác có thể coi Ấn Độ như nhân tố làm cân bằng  cán cân lực lượng trong khu vực.

Mặc dù có mối quan hệ mang chiều sâu lịch sử, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đang ở mức thấp đáng kinh ngạc, khoảng 8,03 tỷ USD (2014). Trong khi đó dù có nhiều thế kỷ tranh chấp lãnh thổ và mâu thuẫn, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn có được thương mại hai chiều đến 66 tỷ USD (2015).

Theo một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, có tới 1.346 dự án của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 104 tỷ USD, Trung Quốc hiện đang là nước đầu tư lớn thứ chín trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài thông báo, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng mạnh vốn đầu tư từ 312 triệu USD trong năm 2012 lên đến 2,3 tỷ trong năm 2013 và 7,9 tỷ USD trong năm 2014. Là một bên tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế các khoản đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Trong quan điểm cho rằng đang bị cưỡng bức bằng sức mạnh kinh tế, tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi tâm lý chống Trung Quốc gia tăng. Năm 2014, tạp chí Forbes cho biết chính quyền sẽ kiên quyết ngăn chặn bất kỳ hành động nào cản trở đường cung cấp nguyên vật liệu, rộng mở cho dòng chảy của hàng dệt may và các bộ phận điện thoại thông minh từ Trung Quốc đổ bộ Việt Nam.

Đây là cơ hội quan trọng trong nền kinh tế sản xuất của Ấn Độ, cách tiếp cận hiệu quả nhất của Ấn Độ đến Việt Nam sẽ bao gồm gia tăng mối quan hệ hợp tác hữu nghị chiến lược địa chính trị và quốc phòng, đồng thời thúc đẩy chính sách đầu tư và thương mại năng động, mạnh mẽ trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, dược phẩm, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt.

Một điều vô cùng quan trọng đối với Ấn Độ là đề ra chính sách đối ngoại đúng đắn với Việt Nam, phải là một mối quan hệ phong phú bắt nguồn từ lịch sử và hình thành bởi những tác động địa chính trị đang phát triển trong thế kỷ của châu Á.

Những nỗ lực nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác song phương này không chỉ là vấn đề then chốt cho sự cân bằng lực lượng Biển Đông, mà còn mở đường cho Ấn Độ nắm giữ những vai trò thực sự quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

* Tác giả Sylvia Mishra là nhà nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Quan sát, Phát triển chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ.

TTB