Tháng 3/2023, Bộ Quốc phòng Úc đưa ra ý tưởng viện trợ 41 máy bay chiến đấu thế hệ 4 F/A-18 Super Hornet đã nghỉ hưu của Không quân Hoàng gia Úc cho Ukraine, 2 tháng trước khi Mỹ bật đèn xanh cho khả năng tái xuất khẩu máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất sang quốc gia này.
Trong khi Ukraine hiện chuẩn bị tiếp nhận máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 từ một số quốc gia châu Âu, F-18 là máy bay chiến đấu hạng trung có giá thành cao hơn, được phát triển với cấu hình động cơ đôi và tầm bay xa hơn.
Theo bản tin của Tạp chí Tài chính Úc, một quan chức cao cấp cao của Không quân Ukraine công khai từ chối khoản viện trợ này, gọi chiếc máy bay này là "rác bay.” Về cơ bản, tuyên bố đó hủy hoại thỏa thuận F/A-18. Nếu ông ta không nói điều đó thì bây giờ những chiếc F/A -18 Super Hornet đã bay ở Ukraine rồi”, ấn phẩm kết luận.
Mặc dù từ chối F-18, Ukraine lại chấp nhận một số lượng đáng kể máy bay chiến đấu đa năng MiG-29 từ khắp các quốc gia Đông Âu và sử dụng rộng rãi trong chiến đấu. Loại máy bay này được coi là tương đương gần nhất với F-18 do Liên Xô và Nga sản xuất.
Những chiếc F-18 của Úc và MiG-29 của các quốc gia châu Âu có thời gian phục vụ lâu dài tương tự như nhau, nhưng MiG có những lợi thế đáng kể như tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng vượt trội, tốc độ leo cao, tốc độ bay và độ cao hoạt động. Hơn thế nữa, phi công MiG-29 có khả năng phóng tên lửa R-73 với kính ngắm gắn trên mũ bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc không chiến.
MiG-29 và F-16 đều được coi là máy bay thành công hơn so với F-18, những máy bay này vẫn được sản xuất với quy mô hạn chế để xuất khẩu đến nay, trong khi F-18 Super Hornet mặc dù có thiết kế tiên tiến hơn nhưng đã ngừng sản xuất 24 năm trước, vào năm 2000.
Hải quân Mỹ đã lần lượt loại các máy bay Hornet cuối và thay thế bằng tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ F-16 , mặc dù một số nhỏ F/A-18 hiện tiếp tục phục vụ trong quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Nguyên nhân chính, F/A-18 là một cấu hình tương đối cũ, phát triển dựa trên thiết kế YF-17 mà Không quân Mỹ đã từ chối năm 1975, chuyển sang sử dụng thiết kế F-16, do YF-17 được phát triển từ máy bay chiến đấu F-5 thời Chiến tranh Việt Nam, được đưa vào biên chế lần đầu tiên vào năm 1961.
Hải quân Mỹ đã áp dụng thiết kế này, chủ yếu là do cấu hình động cơ đôi làm giảm nguy cơ va chạm trên boong sàn, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trên các tàu sân bay.
F-18 trong suốt lịch sử phục vụ, ngoại trừ các cuộc không kích các mục tiêu mặt đất đã đối đầu với 2 loại máy bay của Liên Xô trong không chiến, đó là MiG-21 và MiG-25do Không quân Iraq điều khiển. F/A-18 giành chiến thắng trong cả hai cuộc chiến với MiG-21 và bị bắn hạ khi giao chiến với MiG-25.
MiG-29 có trọng lượng cất cánh: 16.800 kg , tải trọng lượng cất cánh tối đa 21.000 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, cung cấp vận tốc cực đại đến Mach 2.4 (2.445 km/h), Tầm bay chiến đấu 700 km, trần bay: 18.013 m.
MiG -29 có tải trọng vũ khí tối đa là 3,5 - 6,5 tấn, tải trọng chiến đấu thấp hơn, khoảng 2,18 - 5,5 tấn vũ khí, bao gồm một pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn. Các loại tên lửa không đối không, không đối đất và các loại bom khác nhau với tải trọng khoảng 3.500 kg.
Nga thử nghiệm tổ hợp bảo vệ chủ động Arena-M, chuẩn bị lắp đặt hàng loạt cho xe tăng, thiết giáp
Nga nâng cấp hệ thống bảo vệ của xe yểm trợ “Kẻ huỷ diệt” BMPT Terminator
Hé lộ "bom Ninja" 6 lưỡi được Lầu Năm Góc sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Iraq
Theo Military Watch