Vì sao nhiều người vẫn nhấc máy nghe các cuộc gọi spam?

VietTimes -- Cuộc gọi spam (cuộc gọi rác) là một chiêu thức chung của bọn tội phạm và những kẻ tiếp thị đáng ngờ. Thực tế đáng buồn là ngày nay nó vẫn hoạt động và còn rất nhiều người là nạn nhân của chúng. Dễ hiểu thôi, khi bạn thấy một cuộc gọi đến từ một số máy lạ, nhưng lại có mã vùng giống bạn thì bạn sẽ mất cảnh giác và nhấc máy.

Với thủ thuật mạo danh (ID spoof), những kẻ lừa đảo có thể biến các cuộc gọi spam thành các cuộc gọi đang gọi từ mã vùng của quê bạn. Thật vậy, từ “spoof” có nghĩa là bắt chước một cái gì đó để lừa đảo người khác.

Cách phổ biến nhất những kẻ vô lại dùng để mạo danh người gọi là dịch vụ Voice-over-IP (Truyền giọng nói trên giao thức IP (VoIP)). Dịch vụ VoIP này cho phép người gọi spam chọn số mà chúng muốn nạn nhân nhìn thấy trên màn hình điện thoại.

Tất cả mọi việc mà các kẻ giả mạo cần làm là chọn một mã vùng, tìm tất cả các số với mã vùng đó trong một thư mục, ví dụ như danh bạ điện thoại, và sử dụng dịch vụ VoIP để thiết lập danh tính (ID) người gọi riêng với cùng một mã vùng và gọi đến mọi số trong danh sách.

Những kẻ giả mạo tỉ mỉ thậm chí có thể thay đổi ID người gọi để chúng có cùng một mã vùng và cùng từ ba đến sáu số sau mã vùng của bạn và khiến chúng trông giống như số điện thoại của bạn vậy. Chúng khiến bạn liên tưởng đến số điện thoại trong vùng như là người hàng xóm hoặc doanh nghiệp gần đó đang gọi. Ví dụ, nếu số điện thoại của bạn là 111-222-3333, kẻ giả mạo có thể đặt ID người gọi của chúng hiển thị là 111-222-3334.

Cách tốt nhất để xử lý một người gọi không rõ ràng, ngay cả khi số đó trông giống như số điện thoại của bạn chỉ đơn giản là không trả lời, và yêu cầu chúng để lại tin nhắn vào hộp thư thoại. Nếu không có thư thoại, hoặc cuộc gọi đều là spam hoặc thông điệp đó không quan trọng. Nếu người gọi không gửi thư thoại, bạn có thể tự quyết định xem cuộc gọi có hợp pháp hay không, nhưng nếu hộp thư thoại yêu cầu thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng hoặc số chứng minh thư, thì đó chắc chắn là lừa đảo.