Tổng thống Nga Putin: “Ukraine chỉ là công cụ của Mỹ”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau hơn một tháng, ngày 1/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên công khai trả lời về cuộc khủng hoảng Ukraine, cáo buộc Mỹ muốn đẩy Nga vào chiến tranh và sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để kiềm chế Nga
Tổng thống Nga Putin cáo buộc Mỹ muốn đẩy Nga vào chiến tranh và sử dụng khủng hoảng Ukraine để kiềm chế Nga (Ảnh: Deutsche Welle).
Tổng thống Nga Putin cáo buộc Mỹ muốn đẩy Nga vào chiến tranh và sử dụng khủng hoảng Ukraine để kiềm chế Nga (Ảnh: Deutsche Welle).

Lần trước ông Putin công khai tuyên bố về cuộc khủng hoảng Ukraine là vào giữa tháng 12/2021. Đầu tháng 12, Nga đã gửi đề xuất an ninh cho Mỹ và NATO, với yêu cầu cốt lõi là NATO cam kết không tiếp nhận Ukraine gia nhập NATO. Tuần trước, Mỹ đã trả lời đề xuất của Nga bằng văn bản, thẳng thừng từ chối các yêu cầu cốt lõi của Nga.

Trong bài phát biểu mới nhất của mình, ông Putin một lần nữa đề cập đến sự nguy hiểm của việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng đồng thời bày tỏ muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ và NATO để tránh xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

Để làm dịu tình hình, những người đứng đầu chính phủ ở châu Âu gần đây tới tấp đối thoại với Tổng thống Putin. Thủ tướng Hungary Viktor Orban hiện đang thăm Nga để tìm kiếm thêm nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Hungary. Hungary là nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và NATO.

Theo Hãng tin Nga SputnikReuters của Anh ngày 1/2, ông Putin đã hội đàm với ông Orban tại Moscow vào cùng ngày hôm đó. Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, ông Putin nói rằng trên thực tế Mỹ "chẳng quan tâm gì" đến an ninh của Ukraine. Ông cũng nói các nước phương Tây đã xem nhẹ mối quan ngại về an ninh của Nga. Ông cho biết Nga hiện vẫn đang nghiên cứu văn bản trả lời của Mỹ và NATO.

Tổng thống Nga Putin (trái) gặp Thủ tướng Hungary Orban (Ảnh: Deutsche Welle)

Tổng thống Nga Putin (trái) gặp Thủ tướng Hungary Orban (Ảnh: Deutsche Welle)

Ông chỉ trích Ukraine được Mỹ sử dụng như một công cụ, "mục đích quan trọng nhất của họ (Mỹ) là kiềm chế Nga”. Ông Putin nói, Mỹ muốn kiềm chế Nga thông qua các phương pháp khác nhau, một trong số đó là "kéo Nga vào một cuộc tranh chấp vũ trang nào đó", sau đó áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga với sự giúp đỡ của các đồng minh châu Âu. Mỹ và các nước châu Âu đang chuẩn bị phương án trừng phạt, một khi Nga tấn công Ukraine, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được khởi động ngay lập tức.

Đối với phản ứng bằng văn bản của Mỹ với Nga vào tuần trước, ông Putin nói rằng phản ứng này đã không "xem xét đầy đủ" ba yêu cầu then chốt của Nga. Đó là ngăn chặn sự mở rộng về phía đông của NATO, không triển khai các hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga và các nỗ lực triển khai quân sự của NATO ở châu Âu phải được giảm xuống như tình hình năm 1997.

Ông kêu gọi các nước phương Tây hãy tưởng tượng nếu Ukraine tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại Crimea sau khi họ trở thành thành viên của NATO: "Lẽ nào chúng tôi phải tuyên chiến với NATO? Có ai nghĩ đến điều này không? Rõ ràng là không". Crimea đã được sáp nhập vào Nga năm 2014.

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Anh Johnson đang thăm Ukraine (Ảnh: shutterstock).

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Anh Johnson đang thăm Ukraine (Ảnh: shutterstock).

Trong khi lên án phương Tây, ông Putin cũng nói rằng nếu lợi ích của tất cả các bên liên quan được xem xét đầy đủ, thì các bên vẫn có thể chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay thông qua đàm phán, mặc dù các cuộc đàm phán "sẽ không dễ dàng". Theo ước tính của Ukraine, hiện Nga đã triển khai 127.000 binh sĩ ở biên giới Ukraine và cũng đã gửi binh sĩ tới Belarus, quốc gia có biên giới với Ukraine.

Hãng tin Mỹ AP cho rằng, phát biểu của ông Putin ám chỉ rằng Nga sẽ không ngay lập tức tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine. Mặc dù Nga đã nhiều lần phủ nhận rằng họ sẽ tấn công Ukraine, nhưng Mỹ và châu Âu gần đây đang không ngừng tuyên truyền về Nga xâm lược. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cũng cảnh báo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Nga có thể xâm lược Ukraine tấn công Ukraine, nhưng cũng cho biết có thể thực hiện các hành động quân sự trừ khi các nhu cầu an ninh của nước này được đáp ứng. Các nước phương Tây thì nói, nếu Nga tấn công, họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Moscow.

Thủ tướng Orban đến Moscow để gặp Putin, nói rằng bất chấp sự bất đồng rất lớn giữa phương Tây và Moscow về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói những khác biệt là "có thể bắc cầu" và có thể ký một thỏa thuận vừa đảm bảo hòa bình và nhu cầu an ninh của Nga, các thành viên NATO cũng chấp nhận được.

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Balan Morawiecki (Ảnh: shutterstock).

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Balan Morawiecki (Ảnh: shutterstock).

Cùng ngày 1/2, khi Tổng thống Putin đưa ra nhận xét về cuộc khủng hoảng Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Trong cuộc điện đàm, ông Lavrov yêu cầu các nước phương Tây tuân thủ quy chế do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ký năm 1999. Điều lệ OSCE nhất trí về "an ninh không thể chia cắt" của các quốc gia thành viên, quy định các quốc gia được tự do lựa chọn liên minh an ninh để tham gia, nhưng không được tăng cường an ninh của chính mình bằng cách hi sinh an ninh của các quốc gia thành viên khác.

Cả Nga, Belarus, Ukraine và Mỹ đều là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Nga cáo buộc việc mở rộng về phía đông của NATO vi phạm điều lệ của OSCE và đe dọa an ninh của Nga để tăng cường an ninh của NATO. Ông Lavrov cho biết ông Blinken đã đồng ý trong cuộc gọi rằng cần được thảo luận các quy định của OSCE. Bộ Ngoại giao Mỹ thì nói ông Blinken đã chỉ ra trong cuộc điện đàm rằng nếu Nga không có kế hoạch phát động một cuộc chiến tranh chống lại Ukraine, Nga nên ngay lập tức rút quân khỏi biên giới Ukraine.

Theo Bloomberg, các nguồn tin cho biết, một trong những thỏa hiệp mà Mỹ đề xuất bao gồm việc cho phép Nga xác minh để đảm bảo NATO không triển khai các tên lửa có tính tấn công như Tomahawk ở Ba Lan và Romania.

Trong khi Nga và Mỹ tiếp tục duy trì liên lạc, các nước châu Âu cũng đang có những hành động tích cực. Cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi đã điện đàm với ông Putin trong tuần này. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng sẽ điện đàm với ông Putin vào thứ Tư (2/2). Ông Johnson hiện đang ở thăm Ukraine.

Cùng tới thăm Ukraine với ông Johnson còn có Thủ tướng Ba Lan Morawiecki. Ông Johnson đã cam kết cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ bổ sung trị giá 119 triệu USD để giúp Ukraine nâng cao khả năng độc lập về năng lượng của mình; Ba Lan chuẩn bị cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí và thiết bị gồm tên lửa đất đối không, súng cối hạng nhẹ, máy bay không người lái trinh sát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 2/2 đã ký sắc lệnh sẽ tăng thêm 100.000 quân, nâng tổng số binh sĩ nước này lên 350.000 trong 3 năm tới, đồng thời cam kết tăng lương cho họ. Ông cho biết lý do tăng thêm binh lực "không phải vì chúng ta sắp xảy ra chiến tranh ... mà là để giữ hòa bình cho Ukraine trong một tương lai không xa."

Thủ tướng Hungary Orban đang có chuyến thăm Nga đã kêu gọi Nga tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên cho Hungary để giúp nước này kiểm soát giá năng lượng đang gia tăng.

Ông Orban đã đề nghị xin gia hạn hợp đồng cung cấp có thời hạn 15 năm ký giữa Hungary với Công ty Nga Gazprom. Sau khi ông đề nghị, Tổng thống Putin cho biết Nga chuẩn bị tăng lượng cung khí đốt tự nhiên cho Hungary từ 4,5 tỉ mét khối/năm lên 5,5 tỉ mét khối/năm. Ông Putin đã kêu gọi các nước châu Âu ký hợp đồng mua khí đốt dài hạn với Gazprom.

Ngoài việc gia tăng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Hungary, Nga sẽ hỗ trợ nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân; Hungary cũng đang xem xét việc sản xuất vaccine COVID-19 Sputnik-V của Nga tại nước này.

Tổng thống Zelensky hôm 2/2 đã ký sắc lệnh tăng thêm 100 ngàn quân trong 3 năm tới (Ảnh: Getty).

Tổng thống Zelensky hôm 2/2 đã ký sắc lệnh tăng thêm 100 ngàn quân trong 3 năm tới (Ảnh: Getty).

Hungary là một trong những nước thành viên EU và NATO có quan hệ gắn bó nhất với Nga, Thủ tướng Orban cũng là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên tới thăm ông Putin kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang vào cuối năm ngoái. Ông Orban cũng nhấn mạnh rằng không một nhà lãnh đạo châu Âu nào muốn chiến tranh trong khu vực. Trước thềm chuyến đi, các nhà lãnh đạo đối lập của Hungary đã kêu gọi Orban hủy bỏ chuyến thăm, vì cho rằng đây là hành động "đi ngược lại với lợi ích quốc gia".

Thủ tướng Orban gọi chuyến thăm của ông tới Nga là một "sứ mệnh hòa bình", nói rằng ông sẽ nói với Tổng thống Putin rằng "EU đoàn kết nhất trí và không có nhà lãnh đạo EU nào muốn xung đột với Nga."

Để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine, một số quốc gia NATO đã thông báo về việc triển khai thêm quân tới Đông Âu. Nhưng hôm thứ Năm tuần trước (27/1), Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Benko Tibor cho biết quân đội Hungary không thấy cần thiết phải tăng thêm quân ở Đông Âu và cũng không ra lệnh điều thêm quân đến khu vực này.

Trong vài tuần tới, Tổng thống Pháp Macron cũng có thể sẽ đến thăm Nga.