Trang tin Sohu của Trung Quốc ngày 22/12 đăng bài phân tích cho rằng 5 loại vũ khí của Nga đã bị mất uy tín (nguyên văn: rơi khỏi bệ thần), một số loại vũ khí trong tương lai có thể không còn bán chạy trên thị trường quốc tế như trước, dù sao thực chiến mới là tiêu chí quan trọng để kiểm tra tính năng của vũ khí trang bị.
Bài báo viết, thực chiến cuộc xung đột Nga-Ukraine càng có ý nghĩa tham khảo lớn lao. Mặc dù thực lực quân sự tổng thể của Ukraine kém xa so với Nga, nhưng rất nhiều trang bị chủ lực của hai nước giống nhau, sự chống trả mà Nga gặp phải ở Ukraine khác với cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan. Hệ thống phòng không của Ukraine rất tiên tiến, ngoài các dòng Tor và Sam còn có tên lửa phòng không hạng nặng S-300.
Vì vậy, việc Nga thử nghiệm vũ khí trang bị tại chiến trường Ukraine là có thật đánh thật, bị thất thế cũng không có gì ghê gớm, chỉ có tìm ra vấn đề và giải quyết được vấn đề thì mới phát triển được.
Máy bay tiêm kích MiG-31 mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal (Ảnh: Sohu). |
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không "Kinzhal"
Là vũ khí siêu thanh phóng từ trên không đầu tiên trên thế giới được đưa vào trang bị, "Kinzhal" được đặt nhiều kỳ vọng trước chiến tranh, khi bắt đầu cuộc chiến, nó cũng trở thành vũ khí lợi hại để quân đội Nga tấn công các mục tiêu trọng yếu của Ukraine. Tuy nhiên, khi tình hình chiến tranh phát triển, "Kinzhal" dần dần không còn xuất hiện nữa. Mặc dù có những yếu tố như giá thành của "Kinzhal" cao và số lượng hạn chế, nhưng điều đó cũng cho thấy phạm vi ứng dụng của "Kinzhal" không rộng như tưởng tượng ban đầu.
Nói chung, mặc dù "Kinzhal" thích hợp để tấn công hầu hết mọi loại mục tiêu, nhưng không thích hợp sử dụng "Kinzhal" cho những mục tiêu có giá trị thấp nhưng có ảnh hưởng lớn đến tình hình, chẳng hạn như một số lượng lớn các cứ điểm hỏa lực và công sự bán kiên cố trên chiến trường. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do phương thức tấn công trên không của quân đội Nga quá đơn lẻ, đây không thể nói là vấn đề của "Kinzhal", mà là trong số các loại vũ khí tấn công mặt đất mà quân đội Nga sử dụng, vấn đề của "Kinzhal" đặc biệt nổi bật.
Hiện tại, các đòn tấn công tầm xa của Nga vào các mục tiêu cố định ở Ukraine thiên về tên lửa hành trình và máy bay không người lái tự sát. Khi tấn công các mục tiêu quân sự tiền tuyến của quân đội Ukraine, Nga thích sử dụng các dàn phóng tên lửa tầm xa. Nếu là Mỹ, rõ ràng sẽ ưu tiên sử dụng máy bay chiến đấu để tiến hành ném bom rải thảm các mục tiêu quân sự tiền tuyến của đối phương, điều này rõ ràng đã bộc lộ các vấn đề của Lực lượng Không quân Nga, hoặc là số lượng không đủ hoặc khả năng trinh sát thấp.
Máy bay tiêm kích Su-35S (Ảnh: Sohu). |
Tiêm kích Su-35S
Su-35S là mẫu máy bay chủ lực của Nga trên thị trường quốc tế, cạnh tranh với F-15E cải tiến và máy bay chủ lực của châu Âu về khách hàng. Su-35S với radar mảng pha "Snow Leopard-E" thậm chí còn được quảng cáo là một “mắt thần” có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình.
Tuy nhiên, nâng càng cao, rơi càng thảm, Su-35S đã không thể hiện đúng bản lĩnh của mình khi đối đầu với tiêm kích Ukraine vốn công nghệ không ngang tầm, Su-35S không những chiến quả không như ý mà còn bị quân đội Ukraine bắn rơi khi đang chiếm ưu thế. Mặc dù bất kỳ vũ khí nào đều sẽ khó tránh khỏi tổn thất trong thực chiến, nhưng hiệu suất quá bình thường của nó trong lần đầu tham chiến chí ít kém xa so với tuyên truyền.
Mặc dù Nga đã trang bị máy bay chiến đấu Su-57 và thậm chí có một số mẫu thử nghiệm nhưng chúng không phát huy tác dụng to lớn trên chiến trường, có thể thấy tốc độ phát triển của Không quân Nga chậm, loại máy bay cao cấp làm thế nào phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tấn công mặt đất đều xuất hiện một loạt vấn đề.
Tàu tuần dương Moskva bị cháy sau khi bị cho là trúng tên lửa của Ukraine (Ảnh: Hoanqiu). |
Tuần dương hạm Project 1164
Thành thật mà nói, hơi bất công khi nói rằng huyền thoại về tàu Type Project 1164 (lớp Slava) đã bị "tan vỡ" vì vụ tàu "Moscow" nghi ngờ bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm không thể quy trách nhiệm cho khả năng đánh chặn yếu đối với tên lửa chống hạm của hỏa lực phòng không của hạm đội kiểu Liên Xô. Tàu đã ở trạng thái neo đậu trước vụ nổ, radar hoàn toàn không bật, và vấn đề tồn tại là hệ thống phòng thủ của tàu mặt nước Nga phù hợp để đánh chặn máy bay hơn là tên lửa chống hạm.
Có thể nói, việc yêu cầu hệ thống phòng thủ tầm gần đánh chặn tên lửa chống hạm đối với con tàu già cỗi của thời Chiến tranh Lạnh này là quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, xét từ việc tàu "Moscow" bị chìm chỉ sau khi bị nghi ngờ trúng hai quả tên lửa chống hạm "Neptune", cho thấy khả năng chống sát thương của các tàu chiến cỡ lớn của Nga chắc chắn là có vấn đề - lượng thuốc nổ của tên lửa "Neptune" được thiết kế để đánh trọng thương đối với tàu mặt nước cỡ trung bình hoặc đánh chìm tàu chiến mặt nước hạng nhẹ. Đối với một con tàu lớn như "Moscow" với lượng choán nước hơn 9.000 tấn, lượng thuốc nổ của đầu đạn trên lý thuyết là rất khó đánh chìm nó. Không có gì ngạc nhiên khi một con bò rừng bị kiến giết, nhưng không thể biện minh cho việc hai con kiến giết được một con bò.
Điều này cũng cho thấy một vấn đề khác từ phía Nga là không đưa ra cảnh báo sớm về các vị trí đặt tên lửa chống hạm ở Ukraine, có thể nói Nga có vẻ bị “mù quáng” trước nhiều mục tiêu di động, đây không phải là điều mà cường quốc quân sự thứ hai thế giới nên có.
Xe tăng T-90 Nga tham gia diễu binh (Ảnh: Sohu). |
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là xương sống tuyệt đối của Quân đội Nga, mặc dù số lượng trang bị loại xe tăng chiến đấu chủ lực này không nhiều như dòng T-72 và cũng không tiên tiến như T-14 về công nghệ, nhưng trình độ công nghệ của nó có thể so sánh với xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của các nước khác, chủ yếu được trang bị cho các đơn vị xây dựng trọng điểm, có ưu thế công nghệ so với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, trong thực chiến loại tăng này chưa thể hiện được sự cân bằng giữa tiến bộ công nghệ và sự trưởng thành, không gây được sát thương lớn cho quân đội Ukraine nhờ ưu thế công nghệ, cũng như chưa thể hiện được độ tin cậy cao khi hành quân đường dài. Cần phải nói rằng, theo phương thức tác chiến của quân đội Nga trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, không loại xe tăng nào đạt được hiệu quả tốt, nhưng hiệu suất của xe tăng T-90, một trang bị đóng vai trò nòng cốt trong Quân đội Nga quá mờ nhạt, cho thấy có vấn đề nhất định trong ý tưởng thiết kế xe tăng của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (Ảnh: Sohu). |
Hệ thống tên lửa phòng không S-400
Hệ thống phòng không tầm xa là lĩnh vực ưu thế truyền thống của vũ khí trang bị Nga, S-400 được tuyên bố có thể đánh chặn đa tầng tầm xa, tầm trung và tầm ngắn đối với các mục tiêu trên không điển hình, đồng thời có khả năng chống máy bay tàng hình nhất định và khả năng chống tên lửa giai đoạn cuối; có thể coi là “chiếc ô bảo vệ” trên chiến trường.
Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, S-400 đã hoàn toàn không thể đánh chặn máy bay chiến đấu của quân đội Ukraine cũng như không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật như Tochka-U, hiệu suất thậm chí còn kém hơn hiệu suất bình quân của tác chiến phòng không thời kì chiến tranh Lạnh. Từ quan điểm công nghệ, S-400 thực sự là một hệ thống phòng không tốt, nhưng dù trang bị có tốt đến đâu thì nó cũng phải dựa vào hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ nếu muốn phát huy tốt vai trò của mình. Quân đội Nga hiện tại không thể phát huy đầy đủ tiềm năng của S-400.
Màn thể hiện kém nhất của S-400 là cách đây không lâu Ukraine đã dùng máy bay không người lái Tu-141 cải tiến thành tên lửa hành trình tấn công căn cứ không quân trong nội địa Nga, mặc dù Nga tuyên bố đã thực hiện đánh chặn đường không nhưng về cơ bản đó là đánh chặn giai đoạn cuối và UAV đã vào hàng trăm hàng km sâu trong lãnh thổ Nga, khả năng cảnh báo sớm của S-400 rõ ràng là bị chậm.