Truyền thông Đức: xung đột Mỹ - Trung ngày càng tăng, Mỹ-Trung đã bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới

VietTimes –  Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và hai quốc gia có chi phí quân sự nhiều nhất. Từ chip công nghệ cao đến kiểm soát Biển Đông, lợi ích của họ đan xen nhau. Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Quan hệ Mỹ-Trung đã đang đi đến chỗ tan vỡ (Ảnh: Deutsche Wells).
Quan hệ Mỹ-Trung đã đang đi đến chỗ tan vỡ (Ảnh: Deutsche Wells).

Trang Deutsche Wells (Tiếng nói nước Đức) ngày 27/7 đã đăng bài phân tích về vấn đề nguy cơ xung đột Mỹ-Trung trên các lĩnh vực. Bài báo viết, quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi rất nhanh: hôm Thứ Hai (27/7), lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đã bị Trung Quốc đóng cửa để trả đũa việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào tuần trước.

Hãng Associated Press bình luận rằng khi mà cuộc bầu cử ở Mỹ đang nóng lên, quan hệ Mỹ-Trung dự kiến sẽ tiếp tục lao dốc và sẽ dẫn đến nguy cơ trong nhiều lĩnh vực.

Việc thu mua nông sản Mỹ của Trung Quốc ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ (Ảnh: Deutsche Wells).
Việc thu mua nông sản Mỹ của Trung Quốc ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ (Ảnh: Deutsche Wells).

Về mậu dịch

Trong cuộc chiến thuế quan nổ ra từ năm 2018, cả hai nước đều đã gánh chịu những tổn thất nặng nề. Nếu các cuộc đàm phán không thể chấm dứt cuộc tranh chấp này, sẽ làm cho nền kinh tế thế giới vốn đã ảm đạm do dịch bệnh COVID-19 càng trở nên tồi tệ hơn.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, ngay cả sau khi Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan trừng phạt đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường thứ ba cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ và đây cũng là thị trường khổng lồ cho các sản phẩm và dịch vụ của các công ty Mỹ ở Trung Quốc, từ General Motors đến Burger King.

Năm ngoái, số lượng mua các sản phẩm nông nghiệp và chất bán dẫn Mỹ của Trung Quốc đã giảm 11,4%, nhưng vẫn đạt trên 100 tỷ USD. Theo US-China Business Council (Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung), do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nên chỉ tạo ra chưa tới 1 triệu việc làm tại Mỹ, giảm 10% so với mức đỉnh cao năm 2017.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Iowa và các bang nông nghiệp lớn khác ở Hoa Kỳ. Sau khi Bắc Kinh đình chỉ nhập khẩu đậu tương và áp thuế đối với thịt lợn và các sản phẩm khác, hoạt động xuất khẩu liên quan đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Điều này đã gây ra một bước tăng vọt tạm thời trong xuất khẩu đậu tương của Brazil và Argentina. Tuy nhiên, sau khi ký kết giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại Mỹ-Trung vào tháng 1/2020, Trung Quốc đã khôi phục việc mua đậu tương Mỹ với giá thấp hơn.
Nhưng nếu hai bên không giải quyết được sự bất đồng về thương mại trên diện rộng, nó sẽ gây ảnh hươgr xấu đến ngành xuất khẩu của hai nước và việc các nền kinh tế châu Á khác cung cấp nguyên liệu và phụ tùng cho các nhà máy Trung Quốc.

Cuộc xung đột Mỹ-Trung trên lĩnh vực công nghệ là một phần quan trọng của cuộc chiến thương mại (Ảnh: Deutsche Wells).
Cuộc xung đột Mỹ-Trung trên lĩnh vực công nghệ là một phần quan trọng của cuộc chiến thương mại (Ảnh: Deutsche Wells).

Về khoa học công nghệ

Các hãng sản xuất công nghệ như viễn thông, máy tính, thiết bị chăm sóc y tế của hai nước và thị trường của họ rất gắn bó với nhau. Apple, Dell, HP và các hãng khác dựa vào các nhà máy ở Trung Quốc để lắp ráp hầu hết điện thoại thông minh, máy tính và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác của họ. Các nhà máy này lại cần các thành phần khác như chip của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Châu Âu.
Chính quyền Trump hạn chế người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei mua các thành phần và công nghệ của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất cho các thương hiệu công nghệ Mỹ như Apple và đang ngày càng cạnh tranh với các thương hiệu Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ như điện thoại thông minh và thiết bị y tế.

Hoa Kỳ thường xuyên là thị trường quan trọng nhất đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Trung Quốc. Bắc Kinh đang kêu gọi ngành xuất khẩu của họ mở ra các thị trường khác, nhưng rất khó để thị trường châu Á và thậm chí châu Âu thay thế nhu cầu của thị trường Mỹ.

Tranh giành ảnh hưởng trên Biển Đông Mỹ-Trung ngày càng gay gắt (Ảnh: Deutsche Wells).
Tranh giành ảnh hưởng trên Biển Đông Mỹ-Trung ngày càng gay gắt (Ảnh: Deutsche Wells).

Trong lĩnh vực an ninh

Trong suốt thời gian dài từ trước đến nay, Mỹ là lực lượng quân sự giữ vị trí chủ đạo ở Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện đã có hai tàu sân bay hoạt động và kho tên lửa đạn đạo gây nên mối đe dọa cho các hạm tàu và căn cứ của Mỹ trong khu vực.

Tiêu điểm của sự căng thẳng quân sự giữa hai nước là ở Biển Đông. Năm 2018, một tàu khu trục Trung Quốc đã áp sát và gần như va chạm với tàu khu trục Mỹ.

Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ trên không phận quốc tế Biển Đông khiến máy bay Trung Quốc rơi, máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và trở thành một sự cố ngoại giao lớn.

Vấn đề Đài Loan là một điểm dễ bùng cháy tiềm năng khác. Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ ý đồ dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan (họ gọi là “Vũ thống” - dùng vũ lực thống nhất), trong khi chính quyền của Tổng thống Trump đã chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của ông căn cứ theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan.

Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính quyền Đài Loan ra tuyên bố: việc các máy bay quân sự của Trung Quốc hoạt động ở gần Đài Loan đang diễn ra gần như mỗi ngày.

Đầu tháng này, Washington đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ không công nhận hầu hết các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dù ông Joe Biden thắng cử thì quan hệ Mỹ-Trung cũng vẫn sẽ không thay đổi tình trạng tồi tệ (Ảnh: Deutsche Wells).
Dù ông Joe Biden thắng cử thì quan hệ Mỹ-Trung cũng vẫn sẽ không thay đổi tình trạng tồi tệ (Ảnh: Deutsche Wells).

 Trong một bài khác đăng ngày 25/7 nhan đề “Cuộc chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc”, Deutsche Wells cho rằng không còn nhiều điều để nói với nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nữa, mối quan hệ giữa hai nước đã đạt đến điểm băng giá nhất trong 41 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên ba lĩnh vực, mối quan hệ giữa hai nước đã chứng kiến sự "tách rời" hay “phân ly” như ý kiến của một số nhà chính trị và nhà kinh tế đã chỉ ra. Ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội dân sự và ngoại giao.

Deutsche Wells khẳng định: "Nếu nghĩ rằng chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ hiện tại chỉ là một chiến lược bầu cử, thì bạn đã nhầm. Thực tế là ngược lại. Ngay từ tháng 10 năm 2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã có bài phát biểu chống lại Trung Quốc tại Viện Hudson, một cơ quan tư vấn ở Washington. Bài phát biểu đánh dấu rằng Hoa Kỳ đã công khai từ bỏ chính sách Trung Quốc trước đây và chĩa mũi giáo vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cai trị Trung Quốc trong 71 năm .... Tại Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ và trong các đảng Dân chủ và Cộng hòa , những lời tuyên bố chống lại Trung Quốc đã trở nên cứng rắn. Do đó, ngay cả khi ông Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, ngoài giọng điệu và ngữ khí ra, chính sách đối với Trung Quốc của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi”.