Trung Quốc dùng thể thao như "sức mạnh mềm" để tăng tầm ảnh hưởng như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bằng cách cử nhiều huấn luyện viên tới nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Trung Quốc đã quảng bá “hình ảnh một cường quốc thể thao” của mình.
Một trong những VĐV nổi tiếng nhất của Mexico, Rommel Pacheco, cùng HLV người Trung Quốc Ma Jin (Ảnh: Reuters)
Một trong những VĐV nổi tiếng nhất của Mexico, Rommel Pacheco, cùng HLV người Trung Quốc Ma Jin (Ảnh: Reuters)

Bấy lâu nay, nội dung nhảy cầu ở các kỳ Olympics gần như đã trở thành đấu trường riêng của nhóm bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga, Canada và Anh. Có rất ít cơ hội để một nước Mỹ Latin giành lấy vinh quang trong nội dung này, nếu như không nhờ vào một chương trình ngoại giao quyền lực mềm có nguồn gốc từ năm 1957.

Trong thập kỷ vừa qua, Mexico đã trở thành một nước mạnh trong nội dung nhảy cầu nhờ vào một cách thức không truyền thống: Tình bạn thắt chặt với Trung Quốc, và nhờ một vị huấn luyện viên (HLV) người Trung Quốc có tên Ma Jin.

Vị huấn luyện viên này được cử tới khắp các nước thuộc Thái Bình Dương trong năm 2003, và Olympics Tokyo là kỳ Thế vận hội thứ 4 mà Ma Jin tham gia với tư cách HLV của đội tuyển nhảy cẩu của Mexico.

“Kỳ Thế vận hội này là lần đầu tiên trong lịch sử bộ môn nhảy cầu của Mexico mà chúng ta đạt tiêu chuẩn tham gia tất cả 8 thể thức thi đấu” – Ma Jin nói với Tân Hoa Xã.

Mặc dù Ma kỳ vọng các học trò của bà mang về vinh quang ở Olympucs trong nội dung nhảy cầu 10m đôi nam nữ, và đôi nữ ván cứng, bên cạnh nội dung 3 m đôi nữ ván mềm, song Mexico chỉ giành huy chương đồng ở nội dung sau.

Bà đặt rất nhiều kỳ vọng rằng Rommel Pacheco sẽ giành huy chương ở nội dung 3m ván mềm, nhưng cuối cùng anh chỉ về vị trí thứ 6. Ma đã huấn luyện cho vận động viên (VĐV) này trong suốt 18 năm liền. Pacheco là một trong số những VĐV được yêu thích nhất ở Mexico và có thể sớm trở thành một chính trị gia, với hơn 850.000 người theo dõi trên Instagram.

Với các học trò của mình, Ma Jin được gọi bằng tên trìu mến “người mẹ Trung Hoa”. Ngay trước khi thi đấu nội dung 3m ván mềm trong hôm đầu tuần, Pacheco đã lên Instagram thể hiện lòng biết ơn với “người mẹ” này. “Gửi lời cảm ơn tới Ma Jin vì đã bên cạnh tôi trong suốt nhiều năm như vậy. Hãy sát cánh cùng nhau trong hành trình cuối cùng này. TQM”, Pacheco viết, và có dòng ghi tắt chữ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa “Tôi yêu bạn”.

Vận động viên Gabriela Agundez Garcia và Alejandra Orozco Loza của Mexico cầm trên tay chiếc huy chương đồng môn nhảy cầu ván mềm 3 m đôi nữ tại Olympics Tokyo (Ảnh: Reuters)
Vận động viên Gabriela Agundez Garcia và Alejandra Orozco Loza của Mexico cầm trên tay chiếc huy chương đồng môn nhảy cầu ván mềm 3 m đôi nữ tại Olympics Tokyo (Ảnh: Reuters)

Chiến lược mở rộng quyền lực mềm

Sự nghiệp HLV của Ma Jin ở Mexico, một phần trong chiến lược mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2003 khi bà cùng với 35 HLV khác được Tổng cục Thể thao Trung Quốc cử tới đất nước Mỹ Latin này. Hoạt động như vậy đã bắt đầu từ năm 1957, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chu Ân Lai, như một phần trong công tác ngoại giao.

Kể từ đó đến nay, gần 3.000 HLV đã được cử tới 126 quốc gia và khu vực ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

“Cử các HLV ra nước ngoài phần lớn là nhằm thúc đẩy hình ảnh cường quốc thể thao của Trung Quốc” – Vic Li Yu-wai, giáo sư khoa học xã hội đến từ ĐH Giáo dục Hong Kong (Trung Quốc), nói – “Những HLV này được cử ra nước ngoài để tăng cường hội nhập – để họ trở thành một phần của cộng đồng thể thao toàn cầu và nâng cao hình ảnh Trung Quốc”.

Thêm vào đó, sử dụng thể thao vì mục đích ngoại giao cũng linh hoạt và mềm mỏng, theo Chen Shushu, giảng viên quản lý và chính sách thể thao thuộc ĐH Birmingham (Anh), nhận định.

“Sử dụng thể thao là trung lập hơn, nếu so với các biện pháp khác như thành lập các Viện Khổng tử trên khắp thế giới” – bà Chen cho hay.

Tuy nhiên, Chen cho rằng mấu chốt của chính sách thể thao của Trung Quóc vẫn là nhằm giành quyền đăng cai các sự kiện thể thao và chính trị quốc tế.

Đáng chú ý, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã cử các HLV của họ tới các nước mà Đài Loan đang cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao; theo Liu Peng, cựu giám đốc cơ quan này nói vào năm 2007.

Vanuatu là một ví dụ điển hình. Năm 2004, quốc đảo Thái Bình Dương này công nhận quan hệ ngoại giao với Trung Quóc, đảo ngược thỏa thuận mà họ đạt được với Đài Loan chỉ cách đó có 1 tháng. Theo Liu, tầm ảnh hưởng lớn này có được là nhờ sự đóng góp của Trung Quốc trong ngành công nghiệp bóng bàn của Vanuatu.

HLV Trung Quóc Liu Minzhong từng được Tổng cục Thể thao cử tới huấn luyện cho đội tuyển bóng ban của Vanuatu vào năm 2002, giúp đội giành được Huy chương Vàng ngay trong Thế vận hội Thái Bình Dương tổ chức trong năm tiếp theo.

Kể từ đó, Trung Quốc liên tục cử HLV ra nước ngoài để cải thiện khả năng cạnh tranh của VĐV các nước, như cầu long ở Malaysia, thể dục dụng cụ ở Jordan, nhảy cầu ở Thái Lan và điền kinh ở Pakistan.

Chỉ riêng Mexico đã đón tiếp tới hơn 100 HLV Trung Quốc. Đặc biệt, Ma Jin từng được nhận huy chương cao quý nhất mà một người nước ngoài được trao ở nước này – Huân chương Đại bàng Aztec – vì dẫn dắt đội tuyển bơi lội tinh nhuệ.

"Đại hội Thể thao Trung Mỹ, Đại hội Thể thao Liên Mỹ, Cúp Nhảy cầu của Liên đoàn Bơi lội Thế giới hay giải Vô địch Nhảy cầu Thế giới, chúng tôi đều chiến thắng cả, chỉ thiếu một huy chương vàng Olympic. Tôi nghĩ với phong độ hiện tại, chúng tôi sẽ đạt được" – Ma Jin trả lời phỏng vấn CCTV hồi tháng 6/2019.

Cố trở thành siêu cường thể thao

Kể từ khi Ma Jin huấn luyện đội tuyển Mexico, họ đã giành hơn 200 huy chương tại các sự kiện thể thao quốc tế; theo đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Nhảy cầu giờ là môn thể thao xuất sắc nhất của Mexico ở Olympics. Mặc dù chưa đạt được Huy chương Vàng, nhưng Mexico đã giành được 4 Huy chương Bác và 2 Huy chương Đồng kể từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, trong đó có Huy chương đồng ở Olympics Tokyo.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đi theo hướng khác, họ thuê nhiều HLV người nước ngoài để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh, với hy vọng sẽ tỏa sáng như một siêu cường thể thao mùa đông. Đội ngũ HLV nước ngoài của họ có tới 170 người nước ngoài, từ con số chỉ 2 trong năm 2014; theo Tân Hoa Xã.

Tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang năm 2018, đoàn thể thao với 80 thành viên của Trung Quốc đã tham gia 53 nội dung nhưng chỉ giành một huy chương vàng ở môn trượt băng tốc độ đường ngắn. Với tư cách chủ nhà Olympics mùa Đông tiếp theo, Trung Quốc đủ điều kiện tham gia 61 trên 109 nội dung thi đấu.

Đội ngũ vận động viên nòng cốt của Trung Quốc đã được huấn luyện viên Canada Jeff Pain tập hợp từ 6 năm trước. Pain từng giành huy chương bạc trượt tuyết tại Thế vận hội Mùa đông năm 2006. Một huấn luyện viên nổi bật khác là Brian Orser từ Canada, người từng huấn luyện vận động viên giành huy chương vàng trượt băng nghệ thuật Olympic Kim Yuna của Hàn Quốc và Yuzuru Hanyu của Nhật Bản.

Theo SCMP