Công nghệ tên lửa giúp tuyển bơi Trung Quốc bơi như “rocket” ở Olympics ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đội tuyển bơi lội Trung Quốc đạt được nhiều thành tích đáng chú ý tại Olympics Tokyo, ngoài nhờ sự tập luyện vất vả cùng tài năng, một phần là nhờ công nghệ liên quan tới tên lửa.
VĐV bơi lội và các nhà khoa học Trung Quốc trong một cuộc thử nghiệm đánh giá (Ảnh: CASC)
VĐV bơi lội và các nhà khoa học Trung Quốc trong một cuộc thử nghiệm đánh giá (Ảnh: CASC)

Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc (CASC) cuối tuần trước cho hay, các nhà khoa học vũ trụ của họ đã tạo ra một phiên bản thu nhỏ của hệ thống định hướng được sử dụng trong tên lửa để giúp các vận động viên (VĐV) bơi lội mài giũa kỹ năng và giảm lực cản của nước.

“Tư thế bởi trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ bơi” – CASC cho hay.

Công nghệ này được thực hiện nhờ một hệ thống camera truyền thống để “cung cấp cơ sở khoa học cho đội ngũ huấn luyện viên, từ đó giúp họ đưa ra kế hoạch tập luyện, tối ưu các kỹ thuật bơi và giảm lực cản”.

Trước nay, các huấn luyện viên hàng đầu vẫn sử dụng các bộ cảm ứng chuyển động để theo dõi chuyển động của vận động viên trong quá trình tập luyện. Hệ thống này thường bao gồm các hệ thống camera theo dõi, giống như camera được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh, và ghi lại chuyển động của nhiều phần cơ thể vận động viên.

Nhưng ở mức độ tinh vi hơn, những chuyển động xảy ra trong chớp mắt mà mắt thường khó có thể thấy được lại tạo nên sự khác biệt, và để nắm bắt được thông tin như vậy thì cần công nghệ tiên tiến hơn. Và đó là lúc các nhà khoa học vũ trụ nhập cuộc, theo CASC.

Để đáp trúng các mục tiêu ở khoảng cách 10.000 km, các tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng một “hệ thống dẫn đường quán tính”. Hệ thống này dựa vào các con quay hồi chuyển rất tinh vi để theo dõi chuyển động và quyết định vị trí của tên lửa khi tín hiệu vệ tinh không sẵn có. Các con quay hồi chuyển này cực kỳ chính xác, nhưng lại cồng kềnh và nặng nếu lắp đặt trên tên lửa.

CASC cho hay các nhà khoa học vũ trụ đã bỏ ra hơn 1 năm để chỉnh sửa công nghệ này và giảm trọng lượng của các con quay hồi chuyển xuống còn vài gram, để có thể gắn trên hai vai và các vị trí khác trên cơ thể VĐV bơi lội mà không gây cản trở chuyển động của họ.

Các VĐV sau đó được đặt ở một vị trí trước một đường hầm gió vàđược theo dõi khi họ “bơi” ngược gió. Mô hình bơi giả lập này cho phép các nhà khoa học tính toán lực cản chính xác đối với từng chuyển động của VĐV, CASC cho hay.

Đánh giá của các nhà khoa học sau đó được phân tích và rồi họ đưa ra các khuyến cáo về tư thế bởi, giúp các VĐV cải thiện kỹ năng bơi, thậm chí cải thiện vóc dáng cơ thể.

Đội tuyển đua thuyền Trung Quốc, cũng đạt được thành tích cao trong Olympics Tokyo, cũng áp dụng phương pháp huấn luyện tương tự.

Đội tuyển đua thuyền Trung Quốc cũng áp dụng bài tập tương tự (Ảnh: CASC)

Đội tuyển đua thuyền Trung Quốc cũng áp dụng bài tập tương tự (Ảnh: CASC)

Phần lớn các cuộc nghiên cứu này được thực hiện trong các cơ sở nghiên cứu phát triển tên lửa hoặc máy bay của CASC. Tuy nhiên, các bộ cảm ứng tại những cơ sở này vốn không được thiết kế để áp dụng đối với con người. Bởi vậy mà trong năm ngoái, một hầm gió mới được chế tạo dành riêng cho VĐV thể thao đã được hoàn thành ở Bắc Kinh, để giúp cải thiện kết quả thi đấu trong các cuộc thi quốc tế.

Không chỉ ở Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đã áp dụng công nghệ không gia để tăng cường khả năng của các VĐV bơi lội.

Trước khi diễn ra Olympics Bắc Kinh 2008, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng sự dụng hầm gió của họ để giúp tuyển bơi lội của họ tìm ra chất liệu phù hợp để chế tạo đồ bơi sao cho giảm tối đa lực cản của nước; theo website của cơ quan này. Tuy nhiên, phiên bản toàn thân của bộ đồ bơi này sau đó bị cấm vì lý do không công bằng, bởi không phải tất cả các VĐV đều có cơ hội sở hữu nó.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường chiến lược “kết hợp dân sự - quân sự”, trong đó mở rộng việc áp dụng các công nghệ đạt được trong quân sự và dân sự ra nhiều lĩnh vực khác nhau.