Tổng thống Nga Putin 10 năm ra tay cứu mạng 6 chính trị gia nước ngoài ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nước Nga luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai tìm đến mình nhờ giúp đỡ. Giương cao ngọn cờ chính nghĩa, ông Putin luôn tỏ ra giữ chữ tín và được tôn trọng ngay cả ở phương Tây.
Tổng thống Nga Putin, người trong 10 năm qua đã ra tay cứu 6 chính trị gia nước ngoài (Ảnh: Dwnews).
Tổng thống Nga Putin, người trong 10 năm qua đã ra tay cứu 6 chính trị gia nước ngoài (Ảnh: Dwnews).

Người Nga nói đùa rằng “Tổng thống Putin không phải làm bằng cao su”; chỉ trong 10 năm qua, ông đã ra tay cứu mạng 6 nhà lãnh đạo nước ngoài bị Mỹ căm ghét là Viktor Yanukovych (Ukraine), Bashar Hafez al-Assad (Syria), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ), Alexander Grigoryevich Lukashenko (Belarus), Nikol Vovayi Pashinyan (Armenia) và mới đây nhất Kassym-Jomart Tokayev (Kazakhstan).

Nếu cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych từ đầu tin tưởng “người anh cả Nga” và tỏ ra kiên định thì ngày nay đất nước Ukraine nhất định sẽ bình yên, thịnh vượng; sẽ không lâm vào tình trạng khó khăn hiện nay, cũng như nền kinh tế và công nghiệp nặng của đất nước không bị hủy hoại.

Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych (Ảnh: Sohu).

Cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã bị chính quyền hiện thời kết án tới 15 năm tù vì Ukraine không có án tù chung thân và đề xuất thành lập một nhóm đặc biệt để bắt cóc ông. Khi đó ông Yanukovych cùng những người thân trong gia đình phải bỏ trốn đến một ngôi làng gần Donetsk kề cận lãnh thổ Nga. Ông Yanukovych đã không có đủ dũng khí để tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại phe đối lập, nhưng Tổng thống Nga Putin đã cứu sống ông và gia đình bằng cách cử quân đội đưa ông tới Moskow và trao cho ông quốc tịch Nga.

Syria là quốc gia lâu đời nhất ở Trung Đông, cái nôi của Cơ đốc giáo và có nhiều di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, quốc gia này có nguồn tài nguyên hydrocacbon lớn. Không ngạc nhiên khi Mỹ lấy lý do "bảo vệ nền dân chủ" để kéo quân vào Syria. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố công khai rằng Mỹ vào Syria để kiểm soát dầu. Vào tháng 12/2019, ông lại tuyên bố các mỏ dầu chiếm được ở Syria thuộc về Mỹ. Theo truyền thống, người Mỹ lấy cớ chống khủng bố để cướp đoạt tài nguyên của một quốc gia có chủ quyền nhằm duy trì quyền kiểm soát dầu mỏ.

Tổng thống Putin và Tổng thống Syria al-Assad (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Putin và Tổng thống Syria al-Assad (Ảnh: Sohu).

Hiện tại, khi các vấn đề ở Syria đã được giải quyết, người Mỹ vẫn tiếp tục chiếm giữ trái phép dầu của Syria. Các nhà chức trách Mỹ đã thông báo về việc khởi công xây dựng một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Hasakah, đông bắc Syria, trên địa điểm có mỏ dầu lớn nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, những hành động như vậy của Washington sẽ gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế Syria.

Nhưng người đứng đầu nhà nước của Syria, Tổng thống Bashar al-Assad, đã tránh được số phận của các Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq và Muammar Gaddafi của Lybia sau khi ông yêu cầu Nga đưa quân đội vào giúp đỡ năm 2015. Tình hình phần lớn lãnh thổ Syria đã được trở lại bình thường ngoại trừ tỉnh Idlib. Tổng thống Assad rất biết ơn Nga cùng sự giúp đỡ và hỗ trợ quân sự của Nga.

Ông Putin và Tổng thống Belarus Lukashenko (Ảnh: Sohu).

Ông Putin và Tổng thống Belarus Lukashenko (Ảnh: Sohu).

Cũng giống như thế, tại Belarus, bất chấp một số bất đồng giữa Nga và Belarus về các vấn đề kinh tế và chính trị, trong quá khứ và hiện nay Belarus vẫn là đồng minh thân thiết nhất của Nga. Vào tháng 8/2020, khi Aleksandr Lukashenko mới được bầu phải đối mặt với một tình huống nguy cấp, Nga đã chìa tay ra giúp đỡ những người anh em.

Vào thời điểm đó, xe tăng của NATO đã bò nhung nhúc ở sát biên giới, sẵn sàng ra tay hỗ trợ lực lượng bên trong Belarus bất cứ lúc nào. Trong cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo Belarus và Nga, ông Putin đã cam kết hỗ trợ hoàn toàn cho Minsk. Đây không chỉ là lời cảnh báo trực tiếp đối với lực lượng đối lập ở Belarus, mà còn là lời cảnh báo trực tiếp đối với Mỹ, kết quả là cuộc khủng hoảng ở Belarus đã kết thúc êm đẹp.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Armenia Pashinyan (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Putin và Thủ tướng Armenia Pashinyan (Ảnh: Sohu).

Đối với Armenia, nhà lãnh đạo Nikol Vovayi Pashinyan cũng từng cố gắng ve vãn phương Tây. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của ông, Armenia đã bị mất một phần lãnh thổ trong cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai. Nếu không có sự can thiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, có lẽ Armenia đã bị xóa sổ. Azerbaijan dù về sức mạnh quân sự hay tiềm lực kinh tế đều mạnh hơn Armenia gấp nhiều lần, lại còn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ về quân sự.

Thủ tướng Pashinyan sau đó nói rằng trong suốt thời gian chiến tranh Nagorno-Karabakh, Armenia luôn cảm nhận được sự ủng hộ của Liên bang Nga, Tổng thống Nga và Thủ tướng Nga, vì vậy ông đặc biệt cảm ơn!

Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (Ảnh: Sohu).

Câu chuyện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cần được xem xét riêng. Tình hình của ông ta gợi nhớ đến câu chuyện cho sói ăn máu hoặc “qua cầu rút ván, lấy oán trả ơn”. Cần nhớ lại rằng năm 2016 đã xảy ra cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Fethullah Gülen, một người được Mỹ ủng hộ đã suýt lấy đi mạng sống của Tổng thống Erdogan. Chính Tổng thống Nga Putin đã nhắc nhở ông chỉ vài giờ trước khi cuộc đảo chính sắp xảy ra và cuộc di tản của ông Erdogan ra khỏi Khách sạn Câu lạc bộ Grand Yazi ở Turban là do lực lượng đặc biệt của Nga dẫn dắt. Sau khi cuộc đảo chính bị dẹp yên, ông Erdogan chính thức cảm ơn sự ủng hộ của Nga. Sau sự kiện này, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tách khỏi NATO để giành chủ quyền lớn hơn đối với đất nước. Tuy nhiên, Erdogan sau đó đã cạnh tranh với Nga để kiếm lợi ở Syria, Libya và Nagorno-Karabakh, nhúng tay vào vùng ảnh hưởng của Nga.

Lực lượng đổ bộ đường không của Nga tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO lên máy bay tới Kazakhstan hôm 6/1 (Ảnh: AP).

Lực lượng đổ bộ đường không của Nga tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO lên máy bay tới Kazakhstan hôm 6/1 (Ảnh: AP).

Hiện tại, tình hình Kazakhstan đang diễn ra trước mắt cả thế giới. Cho đến gần đây, nhiều nhà quan sát phương Tây có thể nghĩ rằng những ngày còn lại của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cũng không còn kéo dài được bao lâu nữa, mọi phương pháp ban đầu đều giống hệt như ở Gruzia trước đây. Tổng thống Putin đã ngay lập tức liên lạc qua điện thoại với ông Tokayev. Sau khi Tổng thống Kazakhstan Tokayev lên tiếng yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể giúp đỡ vào sáng 6/1, quân dù của lực lượng phản ứng nhanh Nga đã nhanh chóng đổ bộ xuống Kazakhstan ngay trong đêm, nhanh chóng giúp ổn định tình hình.

Một điều không thể phủ nhận rằng, sau khi quân đội Mỹ tháo chạy khỏi Afghanistan, Mỹ cần có một căn cứ quân sự mới để duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á. Mỹ đã bày tỏ mong muốn xây dựng một căn cứ quân sự trên đất Kazakhstan. Nhưng Tổng thống Tokayev đã nhấn mạnh: vấn đề xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ ở Kazakhstan "không được thảo luận, cũng không nằm trong chương trình nghị sự". Việc từ chối này đã ngay lập tức gây nên phản ứng từ các cơ quan tình báo phương Tây.

Tổng thống Putin và Tổng thống Kazakhstan Tokayev (Ảnh: RIA).

Tổng thống Putin và Tổng thống Kazakhstan Tokayev (Ảnh: RIA).

Vào ngày 5 và 6/1 đã xuất hiện nhiều người đàn ông được trang bị vũ khí trên đường phố các thành phố Kazakhstan, sau đó máy bay của CIA cũng bay đến Trung Á. Điều này dẫn đến kết luận rõ ràng rằng Mỹ có thể sẽ sử dụng chiêu bài "gìn giữ hòa bình" để đưa các lực lượng vũ trang các nước phương Tây vào Kazakhstan, sau đó thiết lập các căn cứ mới của Mỹ ở gần Nga.

Nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga lại một lần nữa đi trước Mỹ một bước và lập lại được trật tự, và ván cờ dự tính của Mỹ lại thất bại.