Theo Military Watch, nguyên mẫu Su-57M, được giới thiệu vào tháng 10/2022 bắt đầu bay thử nghiệm với động cơ mới AL-51F. Kế hoạch sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế cho không quân Nga dự kiến vào năm 2026.
Mặc dù ngành công nghiệp máy bay chiến đấu của Nga liên tục chậm tiến độ theo những thông báo về thời hạn đưa vào khai thác sử dụng, nhưng Su-57M gần như chắc chắn sẽ bắt đầu được chuyển giao cho không quân Nga trước năm 2027.
Không có nhiều thông tin về động cơ mới cho Su-57. Theo các nguồn tin Nga, động cơ AL-51F cho phép máy bay chiến đấu bay hành trình ở tốc độ siêu thanh không cần sử dụng động cơ đốt sau, được gọi là siêu hành trình mà còn có thể cho phép Su-57 bay với tốc độ trên Mach 2.
Máy bay phản lực chiến đấu chiến thuật duy nhất hiện có khả năng bay hành trình với tốc độ Mach 2+ là tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound, mặc dù MiG-31 yêu cầu sử dụng động cơ đốt sau.
Khả năng đặc biệt này cho phép Su-57M trở thành tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không tầm xa, phản ứng nhanh với các cuộc tập kích đường không của đối phương và thực hiện tuần tra chiến đấu trên không phận đối phương với tốc độ cao mà không tổn thất quá nhiều nhiên liệu.
Giải pháp sử dụng động cơ đốt sau sẽ tiêu hao nhiên liệu nhanh hơn, khiến máy bay không thể bay ở tốc độ siêu thanh trong thời gian dài, làm suy giảm phạm vị hoạt động chiến đấu của phương tiện.
Theo Military Watch, hiện nay, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất sản xuất hàng loạt có khả năng bay siêu âm là chiếc J-20 của Trung Quốc. Máy bay có thể đạt được ở tốc độ siêu âm thấp Mach 1+. F-35 của Mỹ không thể bay siêu âm nếu không sử dụng bộ đốt sau.
Động cơ AL-51F trong giai đoạn phát triển có tên gọi Saturn 30, theo tên của công ty sản xuất động cơ máy bay UEC Saturn, dự án thứ hai của Nga nhằm phát triển thiết kế động cơ phản lực thế hệ thứ Năm sau động cơ AL-41F đầy hứa hẹn.
Nguyên mẫu AL-41F đã đạt được khả năng sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt nhưng bị buộc phải dừng lại do chương trình phát triển máy bay chiến đấu siêu thanh MiG 1.42, sẽ được lắp đặt động cơ này bị hủy bỏ do giá thành quá cao. Dự án này đã được thay thế bằng Dự án PAK FA.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 có giá thành sản xuất chỉ bằng một nửa so với chương trình MiG 1.42 dự kiến, do đó động cơ AL-51F cũng có giá thành sản xuất, chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn. Động cơ mới được tối ưu hóa cho mục đích tàng hình, có hiệu quả cao từ các vòi phun hội tụ-phân kỳ với các cánh răng cưa giảm tiết diện phản xạ radar.
Lực đẩy của động cơ AL-51F được ước tính cao hơn khoảng 8% so với động cơ cạnh tranh F119 của Mỹ. Ưu điểm chính của động cơ là yêu cầu bảo trì thấp hơn nhiều, động cơ cũng sở hữu tính năng vectơ lực đẩy 3 chiều, tăng cường khả năng siêu cơ động ở tốc độ thấp.
Su-57 được trang bị các loại vũ khí, có tầm bắn xa gấp đôi so với các máy bay Mỹ là F-35 và F-22, nhưng AL-51F sẽ tăng cường tầm bắn của Su-57 thêm gần 10%.
Theo Military Watch