|
Hình ảnh minh họa một thềm băng ở Đông Nam Cực tan chảy |
Theo các nhà khoa học về Trái Đất của NASA, nhiệt độ tăng cao kỷ lục đã dẫn đến việc một thềm băng khổng lồ có kích thước tương đương với New York hoặc Rome đột ngột bị sụp đổ. Đây là thềm băng Conger nằm ở Đông Nam Cực, có diện tích bề mặt xấp xỉ 1200 km2.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, kể từ khi thềm băng Larsen B tan chảy vào năm 2002, Nam Cực có một thềm băng hoàn toàn vỡ vụn. Mặc dù thềm băng Conger tương đối nhỏ, chưa bằng một nửa thềm băng Larsen, nhưng điều này đã khiến cả giới khoa học phải bàng hoàng vì đông Nam Cực vốn được cho là một trong những nơi cao nhất, lạnh nhất, khô hạn nhất trên thế giới, vô cùng ổn định và ít bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
Vụ sụp đổ của thềm băng Conger không hề được dự báo từ trước. Thời tiết khi đó vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trên 40oC, tăng cao hơn so với mức trung bình hàng tháng, thậm chí là vượt ngưỡng kỷ lục tại một số địa điểm ở Nam Cực.
|
Thềm băng Conger ở Đông Nam Cực hoàn toàn bị sụp đổ |
Tiến sĩ Catherine Colello Walker, một nhà khoa học tại NASA và Viện Hải dương học Woods Hole nhận định, vụ sụp đổ này này chỉ là sự khởi đầu cho việc những tảng băng ở Nam Cực có thể bị biến mất.
Như chúng ta đã biết, thềm băng là phần là phần gắn liền với các tảng băng trên đất liền và sông băng, kéo dài từ bờ biển ra đến mặt biển. Tiến sĩ Ben Galton-Fenzi, một nhà nghiên cứu băng hà và nhà khoa học cấp cao của Bộ phận Nam Cực Australia nói rằng thềm băng hoạt động để ngăn dòng chảy của sông băng về phía đại dương, khi một thềm băng biến mất, sông băng sẽ đổ về biển, ví dụ như, không lâu sau sự kiện thềm băng Larsen sụp đổ, mực nước biển đã tăng thêm 4%.
Theo Viện Hải dương học Woods Hole, mất đi đông Nam Cực có thể làm mực nước biển dâng cao hơn gấp 5 lần so với việc mất đi tây Nam Cực. Cơ quan báo chí lớn nhất trên thế giới, Associated Press cũng cho biết thêm, nếu băng ở đông Nam Cực tan chảy hoàn toàn, mực nước biển trên khắp thế giới sẽ tăng thêm 48 768 m.
Mặt khác, sự sụp đổ của thềm băng Conger còn là dấu hiệu báo trước lưỡi của sông băng Thwaites ở Tây Nam Cực, nơi có kích thước bằng cả Tiểu bang Florida (Hoa Kỳ) hoặc Vương quốc Anh có thể bị vỡ trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Sự tan chảy của băng ở Nam Cực chỉ là vấn đề thời gian, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra cách giảm thiểu lượng khí thải carbon sớm nhất và tốt nhất.